Hàng dài người dân tập trung ở nhiều khu vực trên khắp thủ đô Colombo, Sri Lanka, để mua xăng và khí đốt dự trữ vào ngày 20/5. Sri Lanka chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Trong thời gian gần đây, quốc gia này đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng do chính phủ cạn kiệt ngoại tệ. Trước đó, vào ngày 19/5, Sri Lanka lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau nhiều tháng vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.Mohammad Shazly, một tài xế bán thời gian, đã xếp hàng đến ngày thứ ba với hy vọng mua được khí đốt nấu ăn cho gia đình 5 người của mình. “Chỉ có khoảng 200 bình được giao, mặc dù có khoảng 500 người (xếp hàng)", anh cho biết. Trong ảnh, người dân tập trung xung quanh một xe chở khí đốt ở thủ đô Colombo, vào ngày 20/5.“Không có khí đốt, dầu hỏa, chúng tôi không thể làm gì được. Cuối cùng, không có thức ăn, chúng tôi sẽ chết. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra", Shazly cho biết. Trong ảnh, một người lính canh gác xung quanh xe chở nhiên liệu trước khi phân phát cho người dân.Một người đàn ông ăn mừng khi thấy chiếc xe tải chở khí đốt dùng để nấu ăn đến một điểm phân phối ở Colombo.Binh sĩ có vũ trang đứng canh gác xung quanh xe chở khí đốt ở Comlombo. Sri Lanka đang đối mặt với tình trạng thiếu ngoại tệ, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng. Nhiều phương tiện giao thông công cộng tại nước này cũng phải tạm dừng hoạt động, giao thông thưa thớt vì hầu hết người dân đang ở nhà do lo ngại khan hiếm xăng dầu.Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe hôm 20/5 cũng cảnh báo về tình trạng khan hiếm lương thực tại quốc đảo này, và cam kết nhập khẩu đủ phân bón cho vụ gieo trồng tiếp theo để tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu lương thực của 22 triệu dân. Trong ảnh, cư dân địa phương dùng bình gas rỗng để chặn một con đường ở thủ đô Colombo, nhằm phản đối sự chậm trễ phân phối khí đốt trong khu vực.Người dân xếp bình gas thành hàng dài, chờ đợi trước một trung tâm phân phối ở thủ đô Colombo vào ngày 20/5.Chủ tịch công ty phân phối khí đốt của Sri Lanka Litro Gas cho biết công ty này dự kiến bắt đầu phân phối 80.000 bình mỗi ngày từ 21/5, để lấp đầy khoảng 3,5 triệu bình bị thiếu hụt trên thị trường.Một đứa trẻ đứng cạnh các bình gas giữa hàng dài người dân chờ mua khí đốt. Chính quyền Sri Lanka hôm 20/5 đã đóng cửa các trường học và yêu cầu một số công chức nghỉ việc tạm thời, trong một động thái chuẩn bị cho tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng dự kiến kéo dài nhiều ngày tại quốc đảo.Theo đó, Bộ Hành chính công Sri Lanka yêu cầu các công chức, ngoại trừ những người đang duy trì các dịch vụ thiết yếu, không đến làm việc vào ngày 20/5, "vì tình trạng thiếu nhiên liệu hiện nay và các vấn đề trong hệ thống phương tiện giao thông" trên toàn quốc, Time of India đưa tin. Trước tình hình này, Nhật Bản - quốc gia có quan hệ kinh tế lâu năm với hòn đảo - cho biết sẽ cung cấp khoản viện trợ khẩn cấp gồm thuốc men và thực phẩm, trị giá 3 triệu USD cho Sri Lanka.
Hàng dài người dân tập trung ở nhiều khu vực trên khắp thủ đô Colombo, Sri Lanka, để mua xăng và khí đốt dự trữ vào ngày 20/5. Sri Lanka chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Trong thời gian gần đây, quốc gia này đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng do chính phủ cạn kiệt ngoại tệ. Trước đó, vào ngày 19/5, Sri Lanka lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau nhiều tháng vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mohammad Shazly, một tài xế bán thời gian, đã xếp hàng đến ngày thứ ba với hy vọng mua được khí đốt nấu ăn cho gia đình 5 người của mình. “Chỉ có khoảng 200 bình được giao, mặc dù có khoảng 500 người (xếp hàng)", anh cho biết. Trong ảnh, người dân tập trung xung quanh một xe chở khí đốt ở thủ đô Colombo, vào ngày 20/5.
“Không có khí đốt, dầu hỏa, chúng tôi không thể làm gì được. Cuối cùng, không có thức ăn, chúng tôi sẽ chết. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra", Shazly cho biết. Trong ảnh, một người lính canh gác xung quanh xe chở nhiên liệu trước khi phân phát cho người dân.
Một người đàn ông ăn mừng khi thấy chiếc xe tải chở khí đốt dùng để nấu ăn đến một điểm phân phối ở Colombo.
Binh sĩ có vũ trang đứng canh gác xung quanh xe chở khí đốt ở Comlombo. Sri Lanka đang đối mặt với tình trạng thiếu ngoại tệ, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng. Nhiều phương tiện giao thông công cộng tại nước này cũng phải tạm dừng hoạt động, giao thông thưa thớt vì hầu hết người dân đang ở nhà do lo ngại khan hiếm xăng dầu.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe hôm 20/5 cũng cảnh báo về tình trạng khan hiếm lương thực tại quốc đảo này, và cam kết nhập khẩu đủ phân bón cho vụ gieo trồng tiếp theo để tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu lương thực của 22 triệu dân. Trong ảnh, cư dân địa phương dùng bình gas rỗng để chặn một con đường ở thủ đô Colombo, nhằm phản đối sự chậm trễ phân phối khí đốt trong khu vực.
Người dân xếp bình gas thành hàng dài, chờ đợi trước một trung tâm phân phối ở thủ đô Colombo vào ngày 20/5.
Chủ tịch công ty phân phối khí đốt của Sri Lanka Litro Gas cho biết công ty này dự kiến bắt đầu phân phối 80.000 bình mỗi ngày từ 21/5, để lấp đầy khoảng 3,5 triệu bình bị thiếu hụt trên thị trường.
Một đứa trẻ đứng cạnh các bình gas giữa hàng dài người dân chờ mua khí đốt. Chính quyền Sri Lanka hôm 20/5 đã đóng cửa các trường học và yêu cầu một số công chức nghỉ việc tạm thời, trong một động thái chuẩn bị cho tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng dự kiến kéo dài nhiều ngày tại quốc đảo.
Theo đó, Bộ Hành chính công Sri Lanka yêu cầu các công chức, ngoại trừ những người đang duy trì các dịch vụ thiết yếu, không đến làm việc vào ngày 20/5, "vì tình trạng thiếu nhiên liệu hiện nay và các vấn đề trong hệ thống phương tiện giao thông" trên toàn quốc, Time of India đưa tin. Trước tình hình này, Nhật Bản - quốc gia có quan hệ kinh tế lâu năm với hòn đảo - cho biết sẽ cung cấp khoản viện trợ khẩn cấp gồm thuốc men và thực phẩm, trị giá 3 triệu USD cho Sri Lanka.