Bantargebang ở Indonesia được coi là một trong những bãi rác lớn nhất thế giới khi có diện tích tương đương hơn 200 sân bóng.Mặc dù rộng lớn nhưng bên trong bãi rác này dường như không còn một chỗ trống.Để có đủ không gian cho 7.000 tấn rác tiếp nhận mỗi ngày, rác thải được chồng cao như những tòa nhà 15 tầng.Vì có quá nhiều rác nên bao trùm nơi đây là một mùi hôi thối "khó thể tưởng tượng".Thậm chí, bên ngoài bãi rác, những cư dân sống xung quanh cũng phải chịu đựng sống chung với thứ mùi này.Một cư dân cho biết, 3 tháng một lần, những hộ dân xung quanh bãi rác sẽ nhận được số tiền 900.000 Rp (gần 1,5 triệu đồng) vì "không được hít thở không khí trong lành".Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều tìm tới bãi rác này để kiếm kế sinh nhai.Bantargebang hoạt động 24/24.Trong khi máy móc lớn và nguy hiểm thực hiện công việc tái chế,...... thì những "pemulung" - những người nhặt rác không quản ngày đêm hay mưa gió - lại cố gắng nhặt nhạnh phế liệu, đem đi bán để đổi lấy 2-5 USD mỗi ngày.
Bantargebang ở Indonesia được coi là một trong những bãi rác lớn nhất thế giới khi có diện tích tương đương hơn 200 sân bóng.
Mặc dù rộng lớn nhưng bên trong bãi rác này dường như không còn một chỗ trống.
Để có đủ không gian cho 7.000 tấn rác tiếp nhận mỗi ngày, rác thải được chồng cao như những tòa nhà 15 tầng.
Vì có quá nhiều rác nên bao trùm nơi đây là một mùi hôi thối "khó thể tưởng tượng".
Thậm chí, bên ngoài bãi rác, những cư dân sống xung quanh cũng phải chịu đựng sống chung với thứ mùi này.
Một cư dân cho biết, 3 tháng một lần, những hộ dân xung quanh bãi rác sẽ nhận được số tiền 900.000 Rp (gần 1,5 triệu đồng) vì "không được hít thở không khí trong lành".
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều tìm tới bãi rác này để kiếm kế sinh nhai.
Bantargebang hoạt động 24/24.
Trong khi máy móc lớn và nguy hiểm thực hiện công việc tái chế,...
... thì những "pemulung" - những người nhặt rác không quản ngày đêm hay mưa gió - lại cố gắng nhặt nhạnh phế liệu, đem đi bán để đổi lấy 2-5 USD mỗi ngày.