Thánh Francis vốn được biết tới là người bảo trợ cho các loài động vật, vì thế cũng rất dễ hiểu khi các tu sĩ tại Tu viện Thánh Francis ở Cochabamba lại mở rộng vòng tay đón chú chó đi lạc này.Chú chó được gọi là Friar Bigoton, trong đó “Friar” nghĩa là anh em đạo hữu còn Bigoton nghĩa là râu ria, lông lá. Cái tên đó cho thấy các tu sĩ ở đây thực sự coi người bạn 4 chân này là thành viên chính thức của Tu viện Thánh Francis.Jorge Fernandez, một người “anh em đạo hữu” của Bigoton cho biết, ở đây tất cả mọi người đều yêu quý thành viên đặc biệt này.Được các tu sĩ cứu giúp, giờ đây Bigoton sống một cuộc đời tươi đẹp, cả ngày được chạy nhảy vui chơi.Tất nhiên Bigoton cũng phải mặc áo thầy tu như những “anh em đạo hữu” khác.Và dường như ý thức được sự thiêng liêng của tấm áo này, Bigoton tỏ ra rất nghiêm túc khi thực hiện các nhiện vụ của một thầy tu.Tu sĩ Kasper Mariusz Kapron là người đầu tiên đăng lên mạng internet tấm ảnh đáng yêu của Bigoton khi “người anh em này đang giảng đạo cho những chú cá”.Proyecto Narices Frias, một tổ chức giải cứu động vật ở địa phương đã đáp lại trên Facebook rằng: “Nếu nhà thờ trên cả nước đều nhận nuôi chó và chăm sóc cho chúng như Bigoton thì tất cả giáo dân sẽ noi theo tấm gương đó”.
Thánh Francis vốn được biết tới là người bảo trợ cho các loài động vật, vì thế cũng rất dễ hiểu khi các tu sĩ tại Tu viện Thánh Francis ở Cochabamba lại mở rộng vòng tay đón chú chó đi lạc này.
Chú chó được gọi là Friar Bigoton, trong đó “Friar” nghĩa là anh em đạo hữu còn Bigoton nghĩa là râu ria, lông lá. Cái tên đó cho thấy các tu sĩ ở đây thực sự coi người bạn 4 chân này là thành viên chính thức của Tu viện Thánh Francis.
Jorge Fernandez, một người “anh em đạo hữu” của Bigoton cho biết, ở đây tất cả mọi người đều yêu quý thành viên đặc biệt này.
Được các tu sĩ cứu giúp, giờ đây Bigoton sống một cuộc đời tươi đẹp, cả ngày được chạy nhảy vui chơi.
Tất nhiên Bigoton cũng phải mặc áo thầy tu như những “anh em đạo hữu” khác.
Và dường như ý thức được sự thiêng liêng của tấm áo này, Bigoton tỏ ra rất nghiêm túc khi thực hiện các nhiện vụ của một thầy tu.
Tu sĩ Kasper Mariusz Kapron là người đầu tiên đăng lên mạng internet tấm ảnh đáng yêu của Bigoton khi “người anh em này đang giảng đạo cho những chú cá”.
Proyecto Narices Frias, một tổ chức giải cứu động vật ở địa phương đã đáp lại trên Facebook rằng: “Nếu nhà thờ trên cả nước đều nhận nuôi chó và chăm sóc cho chúng như Bigoton thì tất cả giáo dân sẽ noi theo tấm gương đó”.