Nằm cách bờ biển Estonia khoảng 12km, hòn đảo nhỏ Kihnu được xem là nơi có chế độ mẫu hệ cuối cùng ở châu Âu. Từ việc chế biến thực phẩm cho tới sửa chữa máy kéo, ban hành luật cho tới thực hiện các nghi lễ nhà thờ, tất cả đều do phụ nữ tiến hành. Ảnh: Getty. Hòn đảo "nữ quyền" Kihnu là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ gồm 600 thành viên, với phụ nữ nắm quyền suốt nhiều thế kỷ qua. Phần lớn đàn ông trên đảo Kihnu là ngư dân và mỗi lần đi biển của họ thường kéo dài nhiều tháng, để lại vợ và con trên đảo. Ảnh: New York Times.Khi đàn ông vắng mặt, những phụ nữ lớn tuổi đã tiến lên để lãnh đạo cộng đồng, gìn giữ và bảo vệ các truyền thống cổ xưa của họ. Điều duy nhất mà phụ nữ Kihnu không được làm là đào huyệt. Tuy nhiên, nó cũng không phải là điều cấm kỵ. Ảnh: New York Times.Nghề thủ công có lẽ là truyền thống dễ thấy nhất của người Kihnu. Phụ nữ Kihnu mặc đồ len dệt hoàn toàn thủ công, màu sắc và hoa văn nổi bật hơn so với người dân ở đất liền. Ảnh: New York Times.Tại Kihnu, âm nhạc truyền thống được coi là một phần của cuộc sống hằng ngày và có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ văn hóa này. Ảnh: New York Times.Trong khi đó, trẻ em được dạy về các dụng cụ âm nhạc truyền thống cũng như ngôn ngữ bản địa tại trường học. Mọi người thường tập trung tại trung tâm của cộng đồng để nhảy múa và hát những bài dân ca. Đây cũng được coi là bảo tàng của hòn đảo. Ảnh: New York Times.Người Kihnu còn có một số lễ kỷ niệm với bạn bè, gia đình và dòng họ. Đó là dịp để họ tụ tập, chung vui với nhau. Ngày lễ Thánh Catherine diễn ra vào 25/11 hàng năm là dịp để người dân cùng tụ hội, nhảy múa, ca hát và chia sẻ thực phẩm với nhau. Ảnh: FABIAN WEISS.Hoặc như ngày Thánh John diễn ra vào 23/6 cũng là một ngày lễ lớn khác. Đây là ngày lễ dài nhất trong năm. Người dân đảo Kihnu sẽ trang trí nhà cửa bằng cành cây bạch dương. Khi mặt trời lặn, cộng đồng sẽ tụ tập với nhau để đốt lửa, nhảy múa và ca hát cho tới khi bình minh ló rạng. Ảnh: FABIAN WEISS.Năm 2003, văn hóa Kihnu đã được UNESCO công nhận là di sản của loài người. Đối với những phụ nữ trên đảo Kihnu, đàn ông chỉ có một nhiệm vụ quan trọng là kiếm tiền. Ảnh: FABIAN WEISS.Người dân Kihnu yêu quê hương mình hơn bất cứ điều gì khác. Phụ nữ nghĩ rằng con cái của họ có tầm quan trọng hàng đầu bởi họ chính là những người phải lưu giữ văn hóa, nghi lễ và truyền thống. Ảnh: aljazeera.Hiện tại, chỉ có một đồn cảnh sát đang hoạt động ở Kihnu. Nơi đây không có ngân hàng hay khách sạn nào cả. Bất cứ ai đến thăm nơi này đều sẽ trở thành khách của cả cộng đồng. Ảnh: aljazeera.>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới
Nằm cách bờ biển Estonia khoảng 12km, hòn đảo nhỏ Kihnu được xem là nơi có chế độ mẫu hệ cuối cùng ở châu Âu. Từ việc chế biến thực phẩm cho tới sửa chữa máy kéo, ban hành luật cho tới thực hiện các nghi lễ nhà thờ, tất cả đều do phụ nữ tiến hành. Ảnh: Getty.
Hòn đảo "nữ quyền" Kihnu là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ gồm 600 thành viên, với phụ nữ nắm quyền suốt nhiều thế kỷ qua. Phần lớn đàn ông trên đảo Kihnu là ngư dân và mỗi lần đi biển của họ thường kéo dài nhiều tháng, để lại vợ và con trên đảo. Ảnh: New York Times.
Khi đàn ông vắng mặt, những phụ nữ lớn tuổi đã tiến lên để lãnh đạo cộng đồng, gìn giữ và bảo vệ các truyền thống cổ xưa của họ. Điều duy nhất mà phụ nữ Kihnu không được làm là đào huyệt. Tuy nhiên, nó cũng không phải là điều cấm kỵ. Ảnh: New York Times.
Nghề thủ công có lẽ là truyền thống dễ thấy nhất của người Kihnu. Phụ nữ Kihnu mặc đồ len dệt hoàn toàn thủ công, màu sắc và hoa văn nổi bật hơn so với người dân ở đất liền. Ảnh: New York Times.
Tại Kihnu, âm nhạc truyền thống được coi là một phần của cuộc sống hằng ngày và có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ văn hóa này. Ảnh: New York Times.
Trong khi đó, trẻ em được dạy về các dụng cụ âm nhạc truyền thống cũng như ngôn ngữ bản địa tại trường học. Mọi người thường tập trung tại trung tâm của cộng đồng để nhảy múa và hát những bài dân ca. Đây cũng được coi là bảo tàng của hòn đảo. Ảnh: New York Times.
Người Kihnu còn có một số lễ kỷ niệm với bạn bè, gia đình và dòng họ. Đó là dịp để họ tụ tập, chung vui với nhau. Ngày lễ Thánh Catherine diễn ra vào 25/11 hàng năm là dịp để người dân cùng tụ hội, nhảy múa, ca hát và chia sẻ thực phẩm với nhau. Ảnh: FABIAN WEISS.
Hoặc như ngày Thánh John diễn ra vào 23/6 cũng là một ngày lễ lớn khác. Đây là ngày lễ dài nhất trong năm. Người dân đảo Kihnu sẽ trang trí nhà cửa bằng cành cây bạch dương. Khi mặt trời lặn, cộng đồng sẽ tụ tập với nhau để đốt lửa, nhảy múa và ca hát cho tới khi bình minh ló rạng. Ảnh: FABIAN WEISS.
Năm 2003, văn hóa Kihnu đã được UNESCO công nhận là di sản của loài người. Đối với những phụ nữ trên đảo Kihnu, đàn ông chỉ có một nhiệm vụ quan trọng là kiếm tiền. Ảnh: FABIAN WEISS.
Người dân Kihnu yêu quê hương mình hơn bất cứ điều gì khác. Phụ nữ nghĩ rằng con cái của họ có tầm quan trọng hàng đầu bởi họ chính là những người phải lưu giữ văn hóa, nghi lễ và truyền thống. Ảnh: aljazeera.
Hiện tại, chỉ có một đồn cảnh sát đang hoạt động ở Kihnu. Nơi đây không có ngân hàng hay khách sạn nào cả. Bất cứ ai đến thăm nơi này đều sẽ trở thành khách của cả cộng đồng. Ảnh: aljazeera.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới