Kowloon Walled City ( Cửu Long Trại Thành) từng là một pháo đài có mật độ dân số đông nhất thế giới với 50.000 người thuộc đủ các tầng lớp sinh sống và làm việc. Thành phố kỳ lạ này là nơi sinh sống của hơn 33.000 hộ gia đình và doanh nghiệp sống trong hơn 300 tòa nhà cao tầng liền kề, được xây dựng tự phát.Nơi đây nhan nhản thuốc phiện và tội phạm có tổ chức. Kowloon từng bị Hội Tam Hoàng thao túng từ những năm 1950 - 1970, nổi tiếng với nạn mại dâm, cờ bạc và nghiện hút.Đặc biệt, khi cảnh sát Hong Kong ngày càng thắt chặt việc trấn áp tội phạm có tổ chức trong những năm 1970, Cửu Long Trại Thành trở thành nơi ẩn náu của những kẻ cố tình lách luật và trốn thuế.Vào đầu những năm 1980, thành phố này khét tiếng với các nhà chứa, sòng bạc và ổ thuốc phiện. Nơi đây cũng được biết đến với các khu ẩm thực phục vụ thịt chó và là nơi hành nghề của các bác sĩ mà không cần giấy phép.Các cơ sở chế biến thực phẩm thừa nhận họ đã chuyển đến Cửu Long Trại Thành để hưởng lợi từ mức giá thấp và tránh sự kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của chính phủ.Mặc dù sống trong hang ổ của tội phạm, nhiều cư dân ở đây có cuộc sống khá bình yên. Trẻ em nô đùa, thả diều trên các mái nhà, dường như có thể chạm đến máy bay khi nó đáp xuống sân bay cũ Kai Tak bên cạnh.Lee Fai Ping, cựu thành viên Hội Tam Hoàng nhớ lại những ngày hoàng kim của việc buôn ma túy. Khi mưa ngập, ông cứu số ma túy bằng cách giữ chúng trong tay giơ lên cao khi nước đã ngập đến eo. “Đây là một trong những ký ức đau đớn nhất của tôi khi còn là xã hội đen”, Lee kể lại.Theo thời gian, nhà chức trách nhận thấy việc cấp thiết để "dọn dẹp" lại thành phố. Mặc dù tỷ lệ tội phạm đã giảm đáng kể nhưng chất lượng cuộc sống và các điều kiện vệ sinh ở đây tụt hậu so với phần còn lại của Hong Kong. Việc phá hủy các tòa nhà đã được đưa ra.Nhiều người dân phản đối kịch liệt và cảnh sát phải đàn áp. Họ cho rằng có thể sống bình yên trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng chính phủ đã chi 350 triệu USD để bồi thường và sơ tán vào năm 1991.Thành trại Cửu Long đã bị phá hủy vào năm 1994 để thay bằng một công viên. Dù vậy, ký ức về một khu ổ chuột đầy rẫy tội phạm ma túy, nghèo đói vẫn luôn đậm nét trong ký ức của người dân Hong Kong.
Kowloon Walled City ( Cửu Long Trại Thành) từng là một pháo đài có mật độ dân số đông nhất thế giới với 50.000 người thuộc đủ các tầng lớp sinh sống và làm việc. Thành phố kỳ lạ này là nơi sinh sống của hơn 33.000 hộ gia đình và doanh nghiệp sống trong hơn 300 tòa nhà cao tầng liền kề, được xây dựng tự phát.
Nơi đây nhan nhản thuốc phiện và tội phạm có tổ chức. Kowloon từng bị Hội Tam Hoàng thao túng từ những năm 1950 - 1970, nổi tiếng với nạn mại dâm, cờ bạc và nghiện hút.
Đặc biệt, khi cảnh sát Hong Kong ngày càng thắt chặt việc trấn áp tội phạm có tổ chức trong những năm 1970, Cửu Long Trại Thành trở thành nơi ẩn náu của những kẻ cố tình lách luật và trốn thuế.
Vào đầu những năm 1980, thành phố này khét tiếng với các nhà chứa, sòng bạc và ổ thuốc phiện. Nơi đây cũng được biết đến với các khu ẩm thực phục vụ thịt chó và là nơi hành nghề của các bác sĩ mà không cần giấy phép.
Các cơ sở chế biến thực phẩm thừa nhận họ đã chuyển đến Cửu Long Trại Thành để hưởng lợi từ mức giá thấp và tránh sự kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của chính phủ.
Mặc dù sống trong hang ổ của tội phạm, nhiều cư dân ở đây có cuộc sống khá bình yên. Trẻ em nô đùa, thả diều trên các mái nhà, dường như có thể chạm đến máy bay khi nó đáp xuống sân bay cũ Kai Tak bên cạnh.
Lee Fai Ping, cựu thành viên Hội Tam Hoàng nhớ lại những ngày hoàng kim của việc buôn ma túy. Khi mưa ngập, ông cứu số ma túy bằng cách giữ chúng trong tay giơ lên cao khi nước đã ngập đến eo. “Đây là một trong những ký ức đau đớn nhất của tôi khi còn là xã hội đen”, Lee kể lại.
Theo thời gian, nhà chức trách nhận thấy việc cấp thiết để "dọn dẹp" lại thành phố. Mặc dù tỷ lệ tội phạm đã giảm đáng kể nhưng chất lượng cuộc sống và các điều kiện vệ sinh ở đây tụt hậu so với phần còn lại của Hong Kong. Việc phá hủy các tòa nhà đã được đưa ra.
Nhiều người dân phản đối kịch liệt và cảnh sát phải đàn áp. Họ cho rằng có thể sống bình yên trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng chính phủ đã chi 350 triệu USD để bồi thường và sơ tán vào năm 1991.
Thành trại Cửu Long đã bị phá hủy vào năm 1994 để thay bằng một công viên. Dù vậy, ký ức về một khu ổ chuột đầy rẫy tội phạm ma túy, nghèo đói vẫn luôn đậm nét trong ký ức của người dân Hong Kong.