Theo hãng thông tấn Reuters, người dân thị trấn Tasiilaq – một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới - đang phải “gồng mình” đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. (Nguồn ảnh: Reuters)Julius Nielsen, 40 tuổi, sống bằng nghề săn bắt và đánh cá trong suốt hàng chục năm qua. “Không có tuyết, thời tiết quá nóng và nước không đóng băng”, Nielsen chia sẻ về tình hình ở thị trấn này.Các nhà khoa học cho biết tình trạng nóng lên toàn cầu khiến băng tan nhanh và làm mực nước biển dâng cao. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân thị trấn Greenland nhỏ bé này.“Trong 10 năm qua, việc di chuyển đến các khu săn bắn thông thường bằng xe chó kéo đã trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết bất thường, băng mỏng hoặc không có băng”, Nielsen chia sẻ.Công việc dẫn khách du lịch của Lars Anker Moeller, đến từ Công ty lữ hành Arctic-Dream, cũng bị ảnh hưởng do tình trạng băng tan.“Trước đây, tôi có thể sử dụng xe chó kéo để đưa khách du lịch đi tham quan. Nhưng bây giờ, tôi thường phải dẫn du khách đi các tuyến đường khác vì tình trạng thiếu băng”, Moeller chia sẻ.Trong ảnh là thợ săn hải cẩu Henrik Josvasson ở thị trấn Tasiilaq.Josvasson cúi xuống để vớt chú hải cẩu mà ông vừa săn được."Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, biến đổi khí hậu liên quan đến hầu hết mọi người sống ở đây và phần lớn cư dân đang phải chịu tác động của nó", một nhà nghiên cứu nói với Reuters.Tuy nhiên, bất chấp những thách thức từ biến đổi khí hậu, người dân Greenland vẫn cố gắng thích nghi với cuộc sống. "Người dân Greenland luôn thích nghi tốt với hoàn cảnh để tồn tại, dù có chuyện gì xảy ra", Moeller nói.Người phụ nữ dắt tay con nhỏ trên một con đường ở thị trấn Tasiilaq.Một bến tàu trong thị trấn nhỏ ở Greenland.Thị trấn Tasiilaq hiện là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người.Giới trẻ ở Tasiilaq vẫn rất lạc quan vào cuộc sống.Mời độc giả xem thêm video Thị trấn ma ở Mỹ hồi sinh (Nguồn: VTC1)
Theo hãng thông tấn Reuters, người dân thị trấn Tasiilaq – một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới - đang phải “gồng mình” đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. (Nguồn ảnh: Reuters)
Julius Nielsen, 40 tuổi, sống bằng nghề săn bắt và đánh cá trong suốt hàng chục năm qua. “Không có tuyết, thời tiết quá nóng và nước không đóng băng”, Nielsen chia sẻ về tình hình ở thị trấn này.
Các nhà khoa học cho biết tình trạng nóng lên toàn cầu khiến băng tan nhanh và làm mực nước biển dâng cao. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân thị trấn Greenland nhỏ bé này.
“Trong 10 năm qua, việc di chuyển đến các khu săn bắn thông thường bằng xe chó kéo đã trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết bất thường, băng mỏng hoặc không có băng”, Nielsen chia sẻ.
Công việc dẫn khách du lịch của Lars Anker Moeller, đến từ Công ty lữ hành Arctic-Dream, cũng bị ảnh hưởng do tình trạng băng tan.
“Trước đây, tôi có thể sử dụng xe chó kéo để đưa khách du lịch đi tham quan. Nhưng bây giờ, tôi thường phải dẫn du khách đi các tuyến đường khác vì tình trạng thiếu băng”, Moeller chia sẻ.
Trong ảnh là thợ săn hải cẩu Henrik Josvasson ở thị trấn Tasiilaq.
Josvasson cúi xuống để vớt chú hải cẩu mà ông vừa săn được.
"Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, biến đổi khí hậu liên quan đến hầu hết mọi người sống ở đây và phần lớn cư dân đang phải chịu tác động của nó", một nhà nghiên cứu nói với Reuters.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức từ biến đổi khí hậu, người dân Greenland vẫn cố gắng thích nghi với cuộc sống. "Người dân Greenland luôn thích nghi tốt với hoàn cảnh để tồn tại, dù có chuyện gì xảy ra", Moeller nói.
Người phụ nữ dắt tay con nhỏ trên một con đường ở thị trấn Tasiilaq.
Một bến tàu trong thị trấn nhỏ ở Greenland.
Thị trấn Tasiilaq hiện là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người.
Giới trẻ ở Tasiilaq vẫn rất lạc quan vào cuộc sống.
Mời độc giả xem thêm video Thị trấn ma ở Mỹ hồi sinh (Nguồn: VTC1)