Tháng 4/2007, cô khỉ đột núi Ndakasi mất cả gia đình vào tay một nhóm vũ trang trong vườn quốc gia Virunga (Congo). Trong ảnh là thi thể Senkwekwe - bố của Ndakasi - đang được khiêng đi xuyên rừng. Hiện trường cho thấy Senkwekwe bị bắn chết trong lúc bảo vệ gia đình trước nhóm vũ trang muốn chiếm rừng để lấy chỗ khai thác than trái phép. Ảnh: Brent Stirton.Khi được kiểm lâm tìm thấy, Ndakasi, 2 tháng tuổi, vẫn “cố bấu víu thi thể mẹ” để bú sữa. Thấy vậy, một người kiểm lâm trẻ tuổi tên Andre Bauma áp Ndakasi vào khuôn ngực trần của mình để ủ ấm và nhỏ từng giọt sữa vào miệng con vật. Cứ thế trong nhiều năm, người kiểm lâm chăm sóc mọi lúc cho cô khỉ đột, cho tới khi cả hai dường như tin rằng Bauma thực sự là mẹ của Ndakasi. Trong ảnh là Ndakasi bên cạnh một người chăm sóc tại Virunga. Ảnh: Brent Stirton.Vì chưa có cá thể khỉ đột núi mồ côi nào được tái thả thành công, Ndakasi được nuôi tại khu bảo tồn dành cho những con khỉ cùng cảnh ngộ tại trung tâm bảo tồn ở vườn quốc gia Virunga. Trong ảnh là Ndakasi cùng Ndeze - bạn thân và "đối tác phá phách" của Ndakasi - lúc nhỏ. Ảnh: Virunga National Park.Ndakasi (ôm bóng màu cam) trong giờ chơi vào tháng 11/2015. Theo National Geographic, đây là trung tâm bảo tồn khỉ đột núi mồ côi duy nhất trên thế giới. Ảnh: Brent Stirton.Mỗi ngày, Ndakasi chẳng màng sự đời và chỉ biết chuyền cành, nhâm nhi ngọn rau dại, thậm chí học vẽ tranh bằng ngón tay. Cô khỉ đột vẫn thường đòi Bauma bế, kể cả khi cân nặng hơn 60 kg của Ndakasi khiến người kiểm lâm phải oằn người. Ảnh: James Gifford.Andre Bauma, người tự nhận là "bà mẹ khỉ đột", ngồi bên cạnh Ndakasi. Những người chăm sóc tại khu bảo tồn sẽ luân phiên sống chung với các con khỉ đột mồ côi. Mỗi lượt như vậy kéo dài 3 tuần, tuần còn lại của tháng họ được về thăm gia đình. Ảnh: Brent Stirton.Bauma thường giao tiếp với Ndakasi bằng thứ ngôn ngữ riêng của loài khỉ đột núi - những tiếng ê a, ụt ịt và ọc ạch. Mỗi khi tiếng súng vang lên gần khu bảo tồn, Bauma thường lên tiếng để trấn an Ndakasi. Bản thân người kiểm lâm cũng từng mất bố vì chiến tranh tại Congo. Trong ảnh, Bauma đang dạy vẽ cho Ndakasi vào năm 2015. Những người chăm sóc đều cố tìm nhiều cách để khiến lũ khỉ vui vẻ. Ảnh: Brent Stirton.Vào một ngày tháng 4/2019, một người kiểm lâm khác chụp ảnh selfie với Ndakasi (trái) cùng Ndeze. Vẻ mặt tinh nghịch và điệu bộ của hai cô khỉ đột trong ảnh khiến bức ảnh lập tức nổi tiếng trên mạng xã hội. Cả thế giới đều biết tới Ndakasi. Ảnh: Virunga National Park.Năm 2021, Ndakasi bước vào tuổi 14. Nó dành mỗi ngày bới lông cho bạn thân Ndeze hoặc quấn lấy Bauma. Khỉ đột núi có thể sống tới 40 năm nhưng mùa xuân năm ấy, Ndakasi chợt đổ bệnh, sụt cân rồi rụng lông. Căn bệnh bí ẩn cứ tới rồi đi trong 6 tháng. Tình trạng đôi lúc thuyên giảm sau những lần điều trị nhưng cuối cùng, bệnh của Ndakasi chuyển nặng. Ảnh: Brent Stirton.Vào ngày cuối cùng, sự tinh nghịch thường ngày của Ndakasi đã biến mất. Sau khi được bác sĩ đỡ lên bàn để khám, cô khỉ nôn vào một cái xô và được gây mê. Suốt quá trình ấy, Bauma ở bên Ndakasi không rời, kể cả khi cô khỉ đột được đưa tới buồng riêng và cho nằm lên trên một tấm vải. Ảnh: Brent Stirton.Bằng chút sức lực còn lại, Ndakasi bò vào lòng người kiểm lâm và dựa đầu vào ngực, chân nó đặt lên trên anh. “Tôi nghĩ đó là thời điểm tôi dường như thấy được ánh sáng rời khỏi đôi mắt của nó”, Brent Stirton, nhiếp ảnh gia theo sát Ndakasi 14 năm, nói. “Đó là khoảnh khắc riêng tư, giống như lúc một người ở bên đứa con hấp hối”. Ảnh: Brent Stirton.
Tháng 4/2007, cô khỉ đột núi Ndakasi mất cả gia đình vào tay một nhóm vũ trang trong vườn quốc gia Virunga (Congo). Trong ảnh là thi thể Senkwekwe - bố của Ndakasi - đang được khiêng đi xuyên rừng. Hiện trường cho thấy Senkwekwe bị bắn chết trong lúc bảo vệ gia đình trước nhóm vũ trang muốn chiếm rừng để lấy chỗ khai thác than trái phép. Ảnh: Brent Stirton.
Khi được kiểm lâm tìm thấy, Ndakasi, 2 tháng tuổi, vẫn “cố bấu víu thi thể mẹ” để bú sữa. Thấy vậy, một người kiểm lâm trẻ tuổi tên Andre Bauma áp Ndakasi vào khuôn ngực trần của mình để ủ ấm và nhỏ từng giọt sữa vào miệng con vật. Cứ thế trong nhiều năm, người kiểm lâm chăm sóc mọi lúc cho cô khỉ đột, cho tới khi cả hai dường như tin rằng Bauma thực sự là mẹ của Ndakasi. Trong ảnh là Ndakasi bên cạnh một người chăm sóc tại Virunga. Ảnh: Brent Stirton.
Vì chưa có cá thể khỉ đột núi mồ côi nào được tái thả thành công, Ndakasi được nuôi tại khu bảo tồn dành cho những con khỉ cùng cảnh ngộ tại trung tâm bảo tồn ở vườn quốc gia Virunga. Trong ảnh là Ndakasi cùng Ndeze - bạn thân và "đối tác phá phách" của Ndakasi - lúc nhỏ. Ảnh: Virunga National Park.
Ndakasi (ôm bóng màu cam) trong giờ chơi vào tháng 11/2015. Theo National Geographic, đây là trung tâm bảo tồn khỉ đột núi mồ côi duy nhất trên thế giới. Ảnh: Brent Stirton.
Mỗi ngày, Ndakasi chẳng màng sự đời và chỉ biết chuyền cành, nhâm nhi ngọn rau dại, thậm chí học vẽ tranh bằng ngón tay. Cô khỉ đột vẫn thường đòi Bauma bế, kể cả khi cân nặng hơn 60 kg của Ndakasi khiến người kiểm lâm phải oằn người. Ảnh: James Gifford.
Andre Bauma, người tự nhận là "bà mẹ khỉ đột", ngồi bên cạnh Ndakasi. Những người chăm sóc tại khu bảo tồn sẽ luân phiên sống chung với các con khỉ đột mồ côi. Mỗi lượt như vậy kéo dài 3 tuần, tuần còn lại của tháng họ được về thăm gia đình. Ảnh: Brent Stirton.
Bauma thường giao tiếp với Ndakasi bằng thứ ngôn ngữ riêng của loài khỉ đột núi - những tiếng ê a, ụt ịt và ọc ạch. Mỗi khi tiếng súng vang lên gần khu bảo tồn, Bauma thường lên tiếng để trấn an Ndakasi. Bản thân người kiểm lâm cũng từng mất bố vì chiến tranh tại Congo. Trong ảnh, Bauma đang dạy vẽ cho Ndakasi vào năm 2015. Những người chăm sóc đều cố tìm nhiều cách để khiến lũ khỉ vui vẻ. Ảnh: Brent Stirton.
Vào một ngày tháng 4/2019, một người kiểm lâm khác chụp ảnh selfie với Ndakasi (trái) cùng Ndeze. Vẻ mặt tinh nghịch và điệu bộ của hai cô khỉ đột trong ảnh khiến bức ảnh lập tức nổi tiếng trên mạng xã hội. Cả thế giới đều biết tới Ndakasi. Ảnh: Virunga National Park.
Năm 2021, Ndakasi bước vào tuổi 14. Nó dành mỗi ngày bới lông cho bạn thân Ndeze hoặc quấn lấy Bauma. Khỉ đột núi có thể sống tới 40 năm nhưng mùa xuân năm ấy, Ndakasi chợt đổ bệnh, sụt cân rồi rụng lông. Căn bệnh bí ẩn cứ tới rồi đi trong 6 tháng. Tình trạng đôi lúc thuyên giảm sau những lần điều trị nhưng cuối cùng, bệnh của Ndakasi chuyển nặng. Ảnh: Brent Stirton.
Vào ngày cuối cùng, sự tinh nghịch thường ngày của Ndakasi đã biến mất. Sau khi được bác sĩ đỡ lên bàn để khám, cô khỉ nôn vào một cái xô và được gây mê. Suốt quá trình ấy, Bauma ở bên Ndakasi không rời, kể cả khi cô khỉ đột được đưa tới buồng riêng và cho nằm lên trên một tấm vải. Ảnh: Brent Stirton.
Bằng chút sức lực còn lại, Ndakasi bò vào lòng người kiểm lâm và dựa đầu vào ngực, chân nó đặt lên trên anh. “Tôi nghĩ đó là thời điểm tôi dường như thấy được ánh sáng rời khỏi đôi mắt của nó”, Brent Stirton, nhiếp ảnh gia theo sát Ndakasi 14 năm, nói. “Đó là khoảnh khắc riêng tư, giống như lúc một người ở bên đứa con hấp hối”. Ảnh: Brent Stirton.