Siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD của Mỹ chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 22/7. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khẳng định tàu sân bay này là chiến hạm đắt nhất từng được chế tạo, sẽ là trung tâm sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài.Lễ bàn giao có sự tham dự của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, bà Susan Ford Bales, người bảo trợ và là con gái của Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Mỹ.Tàu được đóng từ năm 2009 và có kế hoạch hoàn tất vào năm 2015. Tuy nhiên, điều này bị trì hoãn do các hệ thống và công nghệ tân tiến của tàu khiến ngân sách vượt kế hoạch.Trực thăng chở Tổng thống Trump tham gia lễ bàn giao trên tàu. Ông chủ Nhà Trắng gọi USS Gerald R. Ford là "thông điệp 100.000 tấn" mà Mỹ gửi tới thế giới và kẻ thù của Washington sẽ sợ hãi bất cứ khi nào trông thấy bóng dáng con tàu đi qua đường chân trời.Sau lễ bàn giao chính thức, siêu tàu sân bay sẽ trải qua nhiều tháng thử nghiệm bổ sung trên biển để khắc phục các thiếu sót. Sau đó, tàu sẽ tiếp nhận 75 máy bay trước khi triển khai nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên vào năm 2020.Tàu sân bay lớp Ford có khả năng mang nhiều máy bay hơn so với lớp Nimitz trong khi sử dụng thủy thủ đoàn ít hơn nhờ áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa vận hành. Đây được coi là niềm tự hào của Tổng thống Trump.Tàu sân bay mới là một phần trong kế hoạch đầu tư quốc phòng của Nhà Trắng. Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ dành khoảng 81,3 tỷ USD để đóng mới 38 tàu chiến, bao gồm kế hoạch thay thế tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Mua sắm thêm 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, 10 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và một số tàu mặt nước khác. Đến năm 2021, Hải quân Mỹ sẽ có quy mô lực lượng khoảng 308 tàu chiến.Tổng thống Trump tại lễ bàn giao hôm 22/7.
Siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD của Mỹ chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 22/7. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khẳng định tàu sân bay này là chiến hạm đắt nhất từng được chế tạo, sẽ là trung tâm sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài.
Lễ bàn giao có sự tham dự của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, bà Susan Ford Bales, người bảo trợ và là con gái của Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Mỹ.
Tàu được đóng từ năm 2009 và có kế hoạch hoàn tất vào năm 2015. Tuy nhiên, điều này bị trì hoãn do các hệ thống và công nghệ tân tiến của tàu khiến ngân sách vượt kế hoạch.
Trực thăng chở Tổng thống Trump tham gia lễ bàn giao trên tàu. Ông chủ Nhà Trắng gọi USS Gerald R. Ford là "thông điệp 100.000 tấn" mà Mỹ gửi tới thế giới và kẻ thù của Washington sẽ sợ hãi bất cứ khi nào trông thấy bóng dáng con tàu đi qua đường chân trời.
Sau lễ bàn giao chính thức, siêu tàu sân bay sẽ trải qua nhiều tháng thử nghiệm bổ sung trên biển để khắc phục các thiếu sót. Sau đó, tàu sẽ tiếp nhận 75 máy bay trước khi triển khai nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên vào năm 2020.
Tàu sân bay lớp Ford có khả năng mang nhiều máy bay hơn so với lớp Nimitz trong khi sử dụng thủy thủ đoàn ít hơn nhờ áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa vận hành. Đây được coi là niềm tự hào của Tổng thống Trump.
Tàu sân bay mới là một phần trong kế hoạch đầu tư quốc phòng của Nhà Trắng. Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ dành khoảng 81,3 tỷ USD để đóng mới 38 tàu chiến, bao gồm kế hoạch thay thế tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Mua sắm thêm 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, 10 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và một số tàu mặt nước khác. Đến năm 2021, Hải quân Mỹ sẽ có quy mô lực lượng khoảng 308 tàu chiến.
Tổng thống Trump tại lễ bàn giao hôm 22/7.