Theo CNN, ẩn mình trong những cồn cát cách các tòa nhà chọc trời ở Dubai một giờ lái xe, ngôi làng bị bỏ hoang vào những năm 1990 là một di tích kỳ lạ về quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).Được xây dựng vào những năm 1970 để làm nơi ở cho người Bedouin bán du mục, ngôi làng al-Ghuraifa đã bị bỏ hoang hai thập kỷ sau đó khi sự giàu có về dầu mỏ đã biến đất nước này thành một trung tâm thương mại và du lịch toàn cầu.Trong những năm gần đây, ngôi làng "ma" gần thị trấn al-Madam ở tiểu vương quốc Sharjah đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch.
Ngôi làng bao gồm hai dãy nhà và một nhà thờ Hồi giáo "có thể dạy cho chúng ta rất nhiều về lịch sử hiện đại của UAE", Ahmad Sukkar, trợ lý giáo sư tại Đại học Sharjah, thành viên nhóm nghiên cứu địa điểm này, cho biết.
Ngôi làng được xây dựng như một phần của dự án nhà ở công cộng sau khi thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 1971.
Sukkar cho biết ngôi làng có khoảng 100 thành viên của bộ tộc al-Ketbi. Họ là một trong số các bộ lạc Bedouin cho đến thời điểm đó vẫn sống bán du mục, chăn nuôi động vật, di chuyển giữa các ốc đảo sa mạc, tới Dubai và Abu Dhabi khi nơi này vẫn còn là những thị trấn cảng nhỏ sống dựa vào nghề đánh cá và lặn tìm ngọc trai.Những ngôi nhà xi măng hiện đại, được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang cuộc sống định cư, thể hiện sự khởi sắc của địa phương. Các bức tường bên trong có màu sắc rực rỡ và một số được trang trí bằng tranh khảm.Không rõ chính xác điều gì đã gây ra cuộc di cư chỉ hai thập kỷ sau khi những ngôi nhà được xây dựng. Sukkar nói rằng nhiều khả năng họ đã rời đi để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng của UAE. Ngoài ra, ngôi làng bị hạn chế về khả năng tiếp cận điện và nước và bị ảnh hưởng bởi bão cát.Ngày nay, sa mạc đang dần chiếm lại ngôi làng. Cát tràn vào các ngôi nhà, thậm chí gần chạm tới trần.Chỉ có nhà thờ Hồi giáo là còn nguyên vẹn nhờ sự quét dọn thường xuyên của các công nhân bảo trì từ al-Madam gần đó.Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy hướng dẫn viên du lịch dẫn các nhóm du khách đi qua ngôi làng bị bỏ hoang. Nơi này cũng trở thành bối cảnh cho các video ca nhạc và những màn trình diễn hoành tráng,...Gần đây, chính quyền thành phố đã lắp đặt hàng rào xung quanh ngôi làng, cùng với cổng an ninh, thùng rác và bãi đậu xe,...làm tăng triển vọng nơi đây sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch tại quốc gia này.>>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ
Theo CNN, ẩn mình trong những cồn cát cách các tòa nhà chọc trời ở Dubai một giờ lái xe, ngôi làng bị bỏ hoang vào những năm 1990 là một di tích kỳ lạ về quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Được xây dựng vào những năm 1970 để làm nơi ở cho người Bedouin bán du mục, ngôi làng al-Ghuraifa đã bị bỏ hoang hai thập kỷ sau đó khi sự giàu có về dầu mỏ đã biến đất nước này thành một trung tâm thương mại và du lịch toàn cầu.
Trong những năm gần đây, ngôi làng "ma" gần thị trấn al-Madam ở tiểu vương quốc Sharjah đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch.
Ngôi làng bao gồm hai dãy nhà và một nhà thờ Hồi giáo "có thể dạy cho chúng ta rất nhiều về lịch sử hiện đại của UAE", Ahmad Sukkar, trợ lý giáo sư tại Đại học Sharjah, thành viên nhóm nghiên cứu địa điểm này, cho biết.
Ngôi làng được xây dựng như một phần của dự án nhà ở công cộng sau khi thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 1971.
Sukkar cho biết ngôi làng có khoảng 100 thành viên của bộ tộc al-Ketbi. Họ là một trong số các bộ lạc Bedouin cho đến thời điểm đó vẫn sống bán du mục, chăn nuôi động vật, di chuyển giữa các ốc đảo sa mạc, tới Dubai và Abu Dhabi khi nơi này vẫn còn là những thị trấn cảng nhỏ sống dựa vào nghề đánh cá và lặn tìm ngọc trai.
Những ngôi nhà xi măng hiện đại, được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang cuộc sống định cư, thể hiện sự khởi sắc của địa phương. Các bức tường bên trong có màu sắc rực rỡ và một số được trang trí bằng tranh khảm.
Không rõ chính xác điều gì đã gây ra cuộc di cư chỉ hai thập kỷ sau khi những ngôi nhà được xây dựng. Sukkar nói rằng nhiều khả năng họ đã rời đi để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng của UAE. Ngoài ra, ngôi làng bị hạn chế về khả năng tiếp cận điện và nước và bị ảnh hưởng bởi bão cát.
Ngày nay, sa mạc đang dần chiếm lại ngôi làng. Cát tràn vào các ngôi nhà, thậm chí gần chạm tới trần.
Chỉ có nhà thờ Hồi giáo là còn nguyên vẹn nhờ sự quét dọn thường xuyên của các công nhân bảo trì từ al-Madam gần đó.
Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy hướng dẫn viên du lịch dẫn các nhóm du khách đi qua ngôi làng bị bỏ hoang. Nơi này cũng trở thành bối cảnh cho các video ca nhạc và những màn trình diễn hoành tráng,...
Gần đây, chính quyền thành phố đã lắp đặt hàng rào xung quanh ngôi làng, cùng với cổng an ninh, thùng rác và bãi đậu xe,...làm tăng triển vọng nơi đây sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch tại quốc gia này.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ