Theo Insider, thiếu nữ Rohingya Formin Akter từng sống trong một ngôi làng ở bang Rakhine, Myanmar. Bất chấp tình trạng bạo lực bùng phát tại bang này, Formin cùng chị gái cô vẫn cố gắng để tốt nghiệp trung học. (Nguồn ảnh: Insider)
Vào ngày 25/8/2017, một nhóm phiến quân tấn công các đồn an ninh ở phía bắc Rakhine. Formin phải nhốt mình trong phòng suốt hai ngày cho tới khi cô có thể trốn thoát và tìm cách vượt biên sang Bangladesh.
Hiện tại, Formin cùng 24 cô gái Rohingya khác trong các khu trại tị nạn ở Bangladesh đã được nhận vào trường Đại học Phụ nữ Châu Á. Đó chính là ước mơ lớn nhất trong cuộc đời cô gái trẻ này.
Chị gái của Formin, Nur Jahan 22 tuổi (ảnh), đang dạy học cho các em nhỏ trong trại tị nạn Kutupalong ở Cox's Bazar, Bangaldesh.
Trước đây, Formin và chị gái cô đã phản đối việc những người trong cộng đồng họ cho rằng giáo dục đối với phụ nữ là một điều lãng phí. Được biết, chị em Formin là hai cô gái duy nhất trong làng Hlaing Thi, bang Rakhine, học hết cấp ba.
Theo một cuộc khảo sát năm 2015, Rakhine là bang có tỷ lệ biết chữ thấp nhất cũng như tỷ lệ đăng ký học tiểu học và cấp hai thấp nhất Myanmar. Ảnh: Formin đi cùng bạn, Shahima, qua một khu trại tị nạn ở Cox’s Bazar, Bangladesh, trước khi tới Chittagong để tiếp tục con đường học hành tại Đại học Phụ nữ Châu Á ngày 24/8/2018.
Hồi tháng 3/2017, Formin cùng 150 nữ sinh khác đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học tại trường Kyein Chaung. Chỉ có 4 người đỗ và Formin là một trong số đó.
Formin trên đường tới Chittagong ngày 24/8/2018.
Cha của Formin, Mohammed Hossain, đã hình dung về một tương lai tốt đẹp hơn cho con gái của ông. Ảnh: Formin đứng cạnh cha cô khi chờ xe tuk tuk tại Cox’s Bazar, Bangladesh, để tới Chittagon nhập học.
Formin Akter gói ghém đồ đạc trước khi lên đường nhập học ở Chittagon ngày 24/8/2018.
Formin muốn nghiên cứu về luật sau khi hoàn thành chương trình đại học 5 năm của mình, trong đó có 2 năm dành để cải thiện Tiếng Anh, Toán cùng kỹ năng hiểu biết...
Mời độc giả xem thêm video: Hành trình gian khổ của người tị nạn Syria trên đất Châu Âu (Nguồn: VTC14)
Theo Insider, thiếu nữ Rohingya Formin Akter từng sống trong một ngôi làng ở bang Rakhine, Myanmar. Bất chấp tình trạng bạo lực bùng phát tại bang này, Formin cùng chị gái cô vẫn cố gắng để tốt nghiệp trung học. (Nguồn ảnh: Insider)
Vào ngày 25/8/2017, một nhóm phiến quân tấn công các đồn an ninh ở phía bắc Rakhine. Formin phải nhốt mình trong phòng suốt hai ngày cho tới khi cô có thể trốn thoát và tìm cách vượt biên sang Bangladesh.
Hiện tại, Formin cùng 24 cô gái Rohingya khác trong các khu trại tị nạn ở Bangladesh đã được nhận vào trường Đại học Phụ nữ Châu Á. Đó chính là ước mơ lớn nhất trong cuộc đời cô gái trẻ này.
Chị gái của Formin, Nur Jahan 22 tuổi (ảnh), đang dạy học cho các em nhỏ trong trại tị nạn Kutupalong ở Cox's Bazar, Bangaldesh.
Trước đây, Formin và chị gái cô đã phản đối việc những người trong cộng đồng họ cho rằng giáo dục đối với phụ nữ là một điều lãng phí. Được biết, chị em Formin là hai cô gái duy nhất trong làng Hlaing Thi, bang Rakhine, học hết cấp ba.
Theo một cuộc khảo sát năm 2015, Rakhine là bang có tỷ lệ biết chữ thấp nhất cũng như tỷ lệ đăng ký học tiểu học và cấp hai thấp nhất Myanmar. Ảnh: Formin đi cùng bạn, Shahima, qua một khu trại tị nạn ở Cox’s Bazar, Bangladesh, trước khi tới Chittagong để tiếp tục con đường học hành tại Đại học Phụ nữ Châu Á ngày 24/8/2018.
Hồi tháng 3/2017, Formin cùng 150 nữ sinh khác đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học tại trường Kyein Chaung. Chỉ có 4 người đỗ và Formin là một trong số đó.
Formin trên đường tới Chittagong ngày 24/8/2018.
Cha của Formin, Mohammed Hossain, đã hình dung về một tương lai tốt đẹp hơn cho con gái của ông. Ảnh: Formin đứng cạnh cha cô khi chờ xe tuk tuk tại Cox’s Bazar, Bangladesh, để tới Chittagon nhập học.
Formin Akter gói ghém đồ đạc trước khi lên đường nhập học ở Chittagon ngày 24/8/2018.
Formin muốn nghiên cứu về luật sau khi hoàn thành chương trình đại học 5 năm của mình, trong đó có 2 năm dành để cải thiện Tiếng Anh, Toán cùng kỹ năng hiểu biết...
Mời độc giả xem thêm video: Hành trình gian khổ của người tị nạn Syria trên đất Châu Âu (Nguồn: VTC14)