Ba tuần một lần, 750 học sinh lớp 5 ở trường Vaxmora ở Thụy Điển sẽ thay phiên nhảy xuống chiếc hố có kích thước khoảng 2x4 m giữa hồ băng. Các tiết học kỹ năng sinh tồn này rất phổ biến ở quốc gia Bắc Âu.Việc ngâm mình trong hồ băng lạnh mỗi ngày trong ba tuần giúp cơ thể thích nghi và giảm tác động của sốc nước lạnh.Đối với các học sinh, nhảy xuống hồ băng không bắt buộc nhưng hầu hết các em đều thích thú với việc lao mình xuống làn nước buốt giá.Ngẩng đầu trên mặt nước giữa cái lạnh 1 độ C, Elton, 11 tuổi, chộp lấy hai que chọc băng đeo quanh cổ, đâm chúng vào lớp băng và tự kéo mình ra khỏi hố bang sau 30 giây ngâm nước.Nếu không có dụng cụ này, trèo lên khỏi mặt băng mà không bị trượt trở lại là rất khó khăn. Nhiều người Thụy Điển không bao giờ bước lên mặt băng nếu thiếu bộ dụng cụ như vậy.Marie Ericsson, mẹ Elton, đã đến để quay lại khoảnh khắc học kỹ năng của con trai. "Tiết học này cực kỳ quan trọng, là một kiến thức tốt, giúp phụ huynh chúng tôi cảm thấy an toàn hơn vì bọn trẻ thường xuyên chơi quanh khu vực có nhiều hồ", cô nói.Trước khi nhảy xuống hồ băng, những đứa trẻ mặc đầy đủ quần áo, đội mũ, đeo găng tay, đi ủng. Chúng cũng đeo ba lô lớn, giúp giữ cơ thể nổi, và được buộc một sợi dây bảo hiểm do giáo viên thể dục Anders Isaksson cầm. Khi cơ thể ngâm dưới nước lạnh, nhiệt độ thấp sẽ gây ra những thay đổi đáng kể về nhịp thở, nhịp tim và huyết áp.Chỉ riêng việc thở hổn hển và thở gấp cũng tạo ra nguy cơ chết đuối cao hơn, vì vậy, những đứa trẻ này cần học cách đối phó với sốc lạnh trong một môi trường an toàn, được giám sát.Hầu hết học sinh tỏ ra ngần ngại khi đến lượt mình, nhưng một khi hoàn thành thử thách, các em bình thản một cách đáng ngạc nhiên, dù lạnh cóng và ướt sũng. Chúng chạy vào bờ để thay quần áo khô và sưởi ấm bên một đống lửa. Ảnh: Getty.
Ba tuần một lần, 750 học sinh lớp 5 ở trường Vaxmora ở Thụy Điển sẽ thay phiên nhảy xuống chiếc hố có kích thước khoảng 2x4 m giữa hồ băng. Các tiết học kỹ năng sinh tồn này rất phổ biến ở quốc gia Bắc Âu.
Việc ngâm mình trong hồ băng lạnh mỗi ngày trong ba tuần giúp cơ thể thích nghi và giảm tác động của sốc nước lạnh.
Đối với các học sinh, nhảy xuống hồ băng không bắt buộc nhưng hầu hết các em đều thích thú với việc lao mình xuống làn nước buốt giá.
Ngẩng đầu trên mặt nước giữa cái lạnh 1 độ C, Elton, 11 tuổi, chộp lấy hai que chọc băng đeo quanh cổ, đâm chúng vào lớp băng và tự kéo mình ra khỏi hố bang sau 30 giây ngâm nước.
Nếu không có dụng cụ này, trèo lên khỏi mặt băng mà không bị trượt trở lại là rất khó khăn. Nhiều người Thụy Điển không bao giờ bước lên mặt băng nếu thiếu bộ dụng cụ như vậy.
Marie Ericsson, mẹ Elton, đã đến để quay lại khoảnh khắc học kỹ năng của con trai. "Tiết học này cực kỳ quan trọng, là một kiến thức tốt, giúp phụ huynh chúng tôi cảm thấy an toàn hơn vì bọn trẻ thường xuyên chơi quanh khu vực có nhiều hồ", cô nói.
Trước khi nhảy xuống hồ băng, những đứa trẻ mặc đầy đủ quần áo, đội mũ, đeo găng tay, đi ủng. Chúng cũng đeo ba lô lớn, giúp giữ cơ thể nổi, và được buộc một sợi dây bảo hiểm do giáo viên thể dục Anders Isaksson cầm.
Khi cơ thể ngâm dưới nước lạnh, nhiệt độ thấp sẽ gây ra những thay đổi đáng kể về nhịp thở, nhịp tim và huyết áp.
Chỉ riêng việc thở hổn hển và thở gấp cũng tạo ra nguy cơ chết đuối cao hơn, vì vậy, những đứa trẻ này cần học cách đối phó với sốc lạnh trong một môi trường an toàn, được giám sát.
Hầu hết học sinh tỏ ra ngần ngại khi đến lượt mình, nhưng một khi hoàn thành thử thách, các em bình thản một cách đáng ngạc nhiên, dù lạnh cóng và ướt sũng. Chúng chạy vào bờ để thay quần áo khô và sưởi ấm bên một đống lửa. Ảnh: Getty.