Nhiều sự kiện chào đón đêm giao thừa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã buộc phải hủy bỏ vì nỗi lo ngại COVID-19 có thể lây lan và bùng phát mạnh trở lại sau kỳ nghỉ lễ.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia tổ chức buổi lễ đón năm mới hết sức hoành tráng và đầy sắc màu. Ảnh: New Zealand với màn trình diễn ánh sáng mãn nhãn trong đêm giao thừa.Tại Triều Tiên - quốc gia tới nay vẫn gần như miễn nhiễm với COVID-19, lễ đón giao thừa được tổ chức rất hoành tráng với màn bắn pháo hoa cực kỳ mãn nhãn.Tại Hong Kong, lần đầu tiên sau hai năm, lễ hội hòa nhạc đêm giao thừa được tổ chức trở lại. Buổi hòa nhạc đặc biệt này được tổ chức lần đầu từ năm 2018, tới năm 2019 phải hủy bỏ do những biến động chính trị ở Hong Kong, năm 2020 vẫn tiếp tục bị hủy bỏ do dịch COVID-19 bùng phát.Tại Trung Quốc đại lục, buổi lễ mừng năm mới được diễn ra ở nhiều thành phố lớn, với các màn trình diễn ánh sáng cực kỳ đầy màu sắc và mãn nhãn.Pháo hoa rực sáng bầu trời Bangkok, Thái Lan trong buổi lễ chào đón năm mới 2022 ở quốc gia Đông Nam Á này.Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 và nỗi lo biến chủng mới có thể tiếp tục lây lan rộng, lễ đón năm mới ở Nhật Bản có phần ảm đạm và không có quá nhiều ấn tượng.Lễ hội rung chuông đón năm mới thường niên tại Hàn Quốc đã bị hủy bỏ phút chót do lo ngại COVID-19 có thể bùng phát.Tại Ấn Độ, nhiều bang đã tuyên bố sẽ đón năm mới trong yên lặng, để tưởng nhớ những nạn nhân đã qua đời do dịch bệnh COVID-19 trong năm vừa qua, cũng vừa là một cách để chống COVID-19 lây lan.Lễ hội ánh sáng cực kỳ hoành tráng và mãn nhãn tại tòa nhà Burj Khalifa, Dubai. Màn trình diễn ánh sáng dài 12 phút đã khiến du khách và người dân địa phương hết sức hài lòng.Nga - quốc gia có 11 múi giờ - luôn đón giao thừa theo những cách đặc biệt. Năm nay, Quảng Trường Đỏ ở thủ đô Moscow đã bị đóng cửa, để ngăn chặn việc đám đông tụ tập có thể khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng.Trong khi đó tại Đức, lễ hội chào đón năm mới cực kỳ hoành tráng vẫn được tổ chức với dàn nhạc giao hưởng và màn pháo hoa cực kỳ đẹp mắt.Còn tại Pháp, dường như mọi người đã quên đi một năm đầy biến động của thế giới, để tổ chức một lễ đón giao thừa không thể hoành tráng hơn bên cạnh khải hoàn môn, dọc đại lộ Champs Elysees. Nguồn ảnh: SkyNews.
Nhiều sự kiện chào đón đêm giao thừa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã buộc phải hủy bỏ vì nỗi lo ngại COVID-19 có thể lây lan và bùng phát mạnh trở lại sau kỳ nghỉ lễ.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia tổ chức buổi lễ đón năm mới hết sức hoành tráng và đầy sắc màu. Ảnh: New Zealand với màn trình diễn ánh sáng mãn nhãn trong đêm giao thừa.
Tại Triều Tiên - quốc gia tới nay vẫn gần như miễn nhiễm với COVID-19, lễ đón giao thừa được tổ chức rất hoành tráng với màn bắn pháo hoa cực kỳ mãn nhãn.
Tại Hong Kong, lần đầu tiên sau hai năm, lễ hội hòa nhạc đêm giao thừa được tổ chức trở lại. Buổi hòa nhạc đặc biệt này được tổ chức lần đầu từ năm 2018, tới năm 2019 phải hủy bỏ do những biến động chính trị ở Hong Kong, năm 2020 vẫn tiếp tục bị hủy bỏ do dịch COVID-19 bùng phát.
Tại Trung Quốc đại lục, buổi lễ mừng năm mới được diễn ra ở nhiều thành phố lớn, với các màn trình diễn ánh sáng cực kỳ đầy màu sắc và mãn nhãn.
Pháo hoa rực sáng bầu trời Bangkok, Thái Lan trong buổi lễ chào đón năm mới 2022 ở quốc gia Đông Nam Á này.
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 và nỗi lo biến chủng mới có thể tiếp tục lây lan rộng, lễ đón năm mới ở Nhật Bản có phần ảm đạm và không có quá nhiều ấn tượng.
Lễ hội rung chuông đón năm mới thường niên tại Hàn Quốc đã bị hủy bỏ phút chót do lo ngại COVID-19 có thể bùng phát.
Tại Ấn Độ, nhiều bang đã tuyên bố sẽ đón năm mới trong yên lặng, để tưởng nhớ những nạn nhân đã qua đời do dịch bệnh COVID-19 trong năm vừa qua, cũng vừa là một cách để chống COVID-19 lây lan.
Lễ hội ánh sáng cực kỳ hoành tráng và mãn nhãn tại tòa nhà Burj Khalifa, Dubai. Màn trình diễn ánh sáng dài 12 phút đã khiến du khách và người dân địa phương hết sức hài lòng.
Nga - quốc gia có 11 múi giờ - luôn đón giao thừa theo những cách đặc biệt. Năm nay, Quảng Trường Đỏ ở thủ đô Moscow đã bị đóng cửa, để ngăn chặn việc đám đông tụ tập có thể khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng.
Trong khi đó tại Đức, lễ hội chào đón năm mới cực kỳ hoành tráng vẫn được tổ chức với dàn nhạc giao hưởng và màn pháo hoa cực kỳ đẹp mắt.
Còn tại Pháp, dường như mọi người đã quên đi một năm đầy biến động của thế giới, để tổ chức một lễ đón giao thừa không thể hoành tráng hơn bên cạnh khải hoàn môn, dọc đại lộ Champs Elysees. Nguồn ảnh: SkyNews.