Đảo quốc Kiribati không những là địa điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên Trái Đất, mà còn được mệnh danh là “Đảo Giáng sinh”. Cái tên này được vị thuyền trưởng người Anh James Cook khởi xướng khi ông hạ neo ở đây vào đúng dịp Giáng sinh năm 1777. “Kiribati” được phát âm tương tự “Christmas” trong ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên, người dân nơi đây không mấy mặn mà với ngày lễ này.Trái lại, 12 ngày ăn mừng Giáng sinh là không đủ đối với người dân Samoa. Họ tổ chức trước lễ chính 13 ngày và cùng nhau hát thánh ca Giáng sinh khắp hòn đảo. Sự kiện ăn mừng còn được phát sóng hàng đêm trên truyền hình quốc gia trong nhiều năm, trừ năm 2019, khi dịch sởi bùng phát ở đảo quốc này.Tại Mỹ, cách ăn mừng Giáng sinh ở mỗi vùng lại khác nhau: cây thông Noel làm bằng bèo tấm ở bang Arizona, ông già Noel lặn biển tại bang New Jersey hoặc lướt sóng ở California. Tại bang Missouri, Santa Claus được thay thế bằng các nàng tiên.Giáng sinh ở New Zealand như một kỳ nghỉ hè thông thường, với tiệc nướng và món tráng miệng mát lạnh. Mọi quảng cáo đều bị cấm chiếu vào ngày Giáng sinh. Thay vì sử dụng cây thông để ăn mừng dịp lễ, người New Zealand ưa chuộng cây pōhutukawa và rātā - hai loại thực vật nở hoa đỏ vào tháng 12. Trong văn hóa Maori, những bông hoa đỏ thắm này tượng trưng cho dòng máu của Tawhaki - người đã chết trên thiên đường để trả thù cho cha mình.Đối với người Australia, Giáng sinh còn có nghĩa là thịt nướng, trận đấu cricket khổng lồ Boxing Day Test với hơn 90.000 cổ động viên cuồng nhiệt và xây “người tuyết” bằng cát trên bãi biển Bondi.Ở châu Á, Lễ Giáng sinh gắn liền với những món ăn đặc sắc. Tại Nhật Bản, món gà rán KFC được đặc biệt ưa chuộng trong dịp lễ hội. Truyền thống kỳ lạ này bắt đầu từ một chiến dịch quảng cáo năm 1974 của hãng đồ ăn nhanh với khẩu hiệu: “Kurisumasu ni wa kentakkii!" (tạm dịch: “Kentucky cho Giáng sinh!”). Bên cạnh đó, người dân xứ Phù Tang món đồ ngọt kurisumasu keki - một loại bánh bông lan phủ kem và dâu tây - để mừng Giáng sinh. Về âm nhạc, thay vì các bài thánh ca, bản giao hưởng số 9 của Beethoven được biểu diễn trên khắp đất nước vào tháng cuối cùng của năm.Vào dịp lễ Giáng sinh ở Trung Quốc, đừng ngạc nhiên khi ai đó đưa cho bạn một quả táo. Đó là cách người dân ở nước này chơi chữ - “Giáng sinh” và “quả táo” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với nhau. Cách chơi chữ này cũng truyền cảm hứng cho câu chuyện kỳ bí liên quan đến quả táo mùa lễ hội: Nếu bạn thu thập đủ 24 quả táo vàng từ 24 người có tên khác nhau sống ở 24 địa điểm, chúng sẽ biến thành “Quả táo Hòa bình” thần kỳ.Hàn Quốc nổi tiếng những sân trượt băng đông đúc dịp Giáng sinh. Thay vì ăn bánh nhân trái cây khô như phương Tây, người dân xứ sở kim chi ăn mừng dịp lễ với bánh bông lan, bánh kem lạnh hoặc bánh gạo hấp ăn kèm trái cây. Trong bữa tối, gà tây cũng được thay thế bằng mì, thịt nướng và kim chi.Nước Nga tổ chức Lễ Giáng sinh vào ngày 7/1. Trong đó, người Nga thưởng thức 12 món ăn truyền thống vào đêm Giáng sinh, gọi là “Bữa tối truyền thống”.Châu Phi cũng có nhiều biến thể Giáng sinh. Ở Kenya, cây Giáng sinh được lựa chọn là cây bách, ở Madagascar là cây trạng nguyên, ở Zimbabwe là cây thường xuân. Khu vực Đông Phi như Ethiopia, Kenya và Tanzania, hay Botswana sử dụng thịt dê trong dịp lễ. Ở Nam Phi, pudding malva - một món tráng miệng dẻo phủ trong siro - được ưa chuộng.Không có gì ngạc nhiên khi châu Âu có loạt kiểu nghi lễ trang hoàng rực rỡ nhân dịp Giáng sinh. Ở Đan Mạch, các hãng truyền hình đánh dấu mùa lễ hội bằng cách phát sóng lại Julekalender - một chương trình truyền hình nổi tiếng gồm 24 tập ra mắt năm 1991. Trong khi đó, trẻ em ở Cộng hòa Estonia thường đặt một chiếc tất hoặc dép trên bệ cửa sổ và hy vọng một con yêu tinh Giáng sinh sẽ cho kẹo vào bên trong.Thưởng thức kịch câm, lá tầm gửi, bánh nướng nhân thịt, rượu ngâm, thiệp Giáng sinh và lắng nghe bài phát biểu thường niên của nữ hoàng trên sóng truyền hình vốn là truyền thống Giáng sinh của nhiều hộ gia đình nước Anh. Họ cũng có một ngày riêng để tặng và bóc quá, gọi là Boxing Day, thường diễn ra vào ngày 26/12. Một truyền thống còn “điên rồ” hơn cả đó là bơi lội ngoài trời trong thời tiết lạnh giá: Trò té nước ở London’s Serpentine trở thành ngày hội thường niên tại xứ sở sương mù kể từ năm 1864.
Đảo quốc Kiribati không những là địa điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên Trái Đất, mà còn được mệnh danh là “Đảo Giáng sinh”. Cái tên này được vị thuyền trưởng người Anh James Cook khởi xướng khi ông hạ neo ở đây vào đúng dịp Giáng sinh năm 1777. “Kiribati” được phát âm tương tự “Christmas” trong ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên, người dân nơi đây không mấy mặn mà với ngày lễ này.
Trái lại, 12 ngày ăn mừng Giáng sinh là không đủ đối với người dân Samoa. Họ tổ chức trước lễ chính 13 ngày và cùng nhau hát thánh ca Giáng sinh khắp hòn đảo. Sự kiện ăn mừng còn được phát sóng hàng đêm trên truyền hình quốc gia trong nhiều năm, trừ năm 2019, khi dịch sởi bùng phát ở đảo quốc này.
Tại Mỹ, cách ăn mừng Giáng sinh ở mỗi vùng lại khác nhau: cây thông Noel làm bằng bèo tấm ở bang Arizona, ông già Noel lặn biển tại bang New Jersey hoặc lướt sóng ở California. Tại bang Missouri, Santa Claus được thay thế bằng các nàng tiên.
Giáng sinh ở New Zealand như một kỳ nghỉ hè thông thường, với tiệc nướng và món tráng miệng mát lạnh. Mọi quảng cáo đều bị cấm chiếu vào ngày Giáng sinh. Thay vì sử dụng cây thông để ăn mừng dịp lễ, người New Zealand ưa chuộng cây pōhutukawa và rātā - hai loại thực vật nở hoa đỏ vào tháng 12. Trong văn hóa Maori, những bông hoa đỏ thắm này tượng trưng cho dòng máu của Tawhaki - người đã chết trên thiên đường để trả thù cho cha mình.
Đối với người Australia, Giáng sinh còn có nghĩa là thịt nướng, trận đấu cricket khổng lồ Boxing Day Test với hơn 90.000 cổ động viên cuồng nhiệt và xây “người tuyết” bằng cát trên bãi biển Bondi.
Ở châu Á, Lễ Giáng sinh gắn liền với những món ăn đặc sắc. Tại Nhật Bản, món gà rán KFC được đặc biệt ưa chuộng trong dịp lễ hội. Truyền thống kỳ lạ này bắt đầu từ một chiến dịch quảng cáo năm 1974 của hãng đồ ăn nhanh với khẩu hiệu: “Kurisumasu ni wa kentakkii!" (tạm dịch: “Kentucky cho Giáng sinh!”). Bên cạnh đó, người dân xứ Phù Tang món đồ ngọt kurisumasu keki - một loại bánh bông lan phủ kem và dâu tây - để mừng Giáng sinh. Về âm nhạc, thay vì các bài thánh ca, bản giao hưởng số 9 của Beethoven được biểu diễn trên khắp đất nước vào tháng cuối cùng của năm.
Vào dịp lễ Giáng sinh ở Trung Quốc, đừng ngạc nhiên khi ai đó đưa cho bạn một quả táo. Đó là cách người dân ở nước này chơi chữ - “Giáng sinh” và “quả táo” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với nhau. Cách chơi chữ này cũng truyền cảm hứng cho câu chuyện kỳ bí liên quan đến quả táo mùa lễ hội: Nếu bạn thu thập đủ 24 quả táo vàng từ 24 người có tên khác nhau sống ở 24 địa điểm, chúng sẽ biến thành “Quả táo Hòa bình” thần kỳ.
Hàn Quốc nổi tiếng những sân trượt băng đông đúc dịp Giáng sinh. Thay vì ăn bánh nhân trái cây khô như phương Tây, người dân xứ sở kim chi ăn mừng dịp lễ với bánh bông lan, bánh kem lạnh hoặc bánh gạo hấp ăn kèm trái cây. Trong bữa tối, gà tây cũng được thay thế bằng mì, thịt nướng và kim chi.
Nước Nga tổ chức Lễ Giáng sinh vào ngày 7/1. Trong đó, người Nga thưởng thức 12 món ăn truyền thống vào đêm Giáng sinh, gọi là “Bữa tối truyền thống”.
Châu Phi cũng có nhiều biến thể Giáng sinh. Ở Kenya, cây Giáng sinh được lựa chọn là cây bách, ở Madagascar là cây trạng nguyên, ở Zimbabwe là cây thường xuân. Khu vực Đông Phi như Ethiopia, Kenya và Tanzania, hay Botswana sử dụng thịt dê trong dịp lễ. Ở Nam Phi, pudding malva - một món tráng miệng dẻo phủ trong siro - được ưa chuộng.
Không có gì ngạc nhiên khi châu Âu có loạt kiểu nghi lễ trang hoàng rực rỡ nhân dịp Giáng sinh. Ở Đan Mạch, các hãng truyền hình đánh dấu mùa lễ hội bằng cách phát sóng lại Julekalender - một chương trình truyền hình nổi tiếng gồm 24 tập ra mắt năm 1991. Trong khi đó, trẻ em ở Cộng hòa Estonia thường đặt một chiếc tất hoặc dép trên bệ cửa sổ và hy vọng một con yêu tinh Giáng sinh sẽ cho kẹo vào bên trong.
Thưởng thức kịch câm, lá tầm gửi, bánh nướng nhân thịt, rượu ngâm, thiệp Giáng sinh và lắng nghe bài phát biểu thường niên của nữ hoàng trên sóng truyền hình vốn là truyền thống Giáng sinh của nhiều hộ gia đình nước Anh. Họ cũng có một ngày riêng để tặng và bóc quá, gọi là Boxing Day, thường diễn ra vào ngày 26/12. Một truyền thống còn “điên rồ” hơn cả đó là bơi lội ngoài trời trong thời tiết lạnh giá: Trò té nước ở London’s Serpentine trở thành ngày hội thường niên tại xứ sở sương mù kể từ năm 1864.