Tết Trung thu là một trong những ngày lễ lớn của người dân các nước châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Vào dịp này, người dân thường chơi đèn lồng và ngắm hoa đăng. Ảnh: Wikipedia.Nhật Bản cũng đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống này hay Lễ hội ngắm trăng được du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Vào ngày này, người dân vừa thưởng trăng, vừa uống trà và trò chuyện với nhau trong khi trẻ em có thể tham gia vào lễ hội rước cá chép. Món bánh trung thu truyền thống ở Nhật là bánh gạo nếp. Ảnh: sarahlawrence.edu.Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên Chuseok, là dịp Tạ ơn của người dân quốc gia Châu Á này. Đây là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ảnh: bairun.net.Vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm, người dân Malaysia thường tự tay làm bánh trung thu. Trong ngày này, nhiều hoạt động được tổ chức như thắp đèn lồng, múa lân hay múa sư tử,... Ảnh: The Star.Người Thái Lan cũng đón Trung thu vào đúng ngày 15/8 Âm lịch. Vào dịp này trên khắp đất nước Thái Lan, mọi người thường tổ chức lễ cúng trăng và các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Ảnh: Adventure In You.Tại Singapore, bánh trung thu là món không thể thiếu trong dịp lễ này. Đây là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè,... Ảnh: Retail News Asia.Tại thủ đô Manila, Philippines, Hoa kiều thường tổ chức các hoạt động tưng bừng để đón Trung thu trong suốt hai ngày. Nhiều hoạt động được tổ chức trong dịp này như múa lân, diễu hành với trang phục dân tộc, diễu hành đèn lồng và diễu hành xe hoa,... Ảnh: GoWhereWhen.comTrong khi đó, Lễ hội trông trăng ở Campuchia hay còn được gọi là lễ hội Ok Om Pok diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 Âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước Châu Á khác… Trong lễ hội này, người dân thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Ảnh: tourcampuchia.com.Người Lào gọi Tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào trong ngày Trung Thu, mọi người thường cùng ngắm trăng trong khi các thanh niên có thể nhảy múa hát ca thâu đêm. Ảnh minh họa. Ảnh: Wikimedia Commons.Tết Trung thu ở đất nước Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất năm của người dân Triều Tiên. Được biết, món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp. Ảnh: Designboom.
Mời độc giả xem thêm video: Không khí đón Trung thu tại các nước Châu Á năm 2014 (Nguồn: VTC14)
Tết Trung thu là một trong những ngày lễ lớn của người dân các nước châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Vào dịp này, người dân thường chơi đèn lồng và ngắm hoa đăng. Ảnh: Wikipedia.
Nhật Bản cũng đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống này hay Lễ hội ngắm trăng được du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Vào ngày này, người dân vừa thưởng trăng, vừa uống trà và trò chuyện với nhau trong khi trẻ em có thể tham gia vào lễ hội rước cá chép. Món bánh trung thu truyền thống ở Nhật là bánh gạo nếp. Ảnh: sarahlawrence.edu.
Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên Chuseok, là dịp Tạ ơn của người dân quốc gia Châu Á này. Đây là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ảnh: bairun.net.
Vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm, người dân Malaysia thường tự tay làm bánh trung thu. Trong ngày này, nhiều hoạt động được tổ chức như thắp đèn lồng, múa lân hay múa sư tử,... Ảnh: The Star.
Người Thái Lan cũng đón Trung thu vào đúng ngày 15/8 Âm lịch. Vào dịp này trên khắp đất nước Thái Lan, mọi người thường tổ chức lễ cúng trăng và các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Ảnh: Adventure In You.
Tại Singapore, bánh trung thu là món không thể thiếu trong dịp lễ này. Đây là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè,... Ảnh: Retail News Asia.
Tại thủ đô Manila, Philippines, Hoa kiều thường tổ chức các hoạt động tưng bừng để đón Trung thu trong suốt hai ngày. Nhiều hoạt động được tổ chức trong dịp này như múa lân, diễu hành với trang phục dân tộc, diễu hành đèn lồng và diễu hành xe hoa,... Ảnh: GoWhereWhen.com
Trong khi đó, Lễ hội trông trăng ở Campuchia hay còn được gọi là lễ hội Ok Om Pok diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 Âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước Châu Á khác… Trong lễ hội này, người dân thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Ảnh: tourcampuchia.com.
Người Lào gọi Tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào trong ngày Trung Thu, mọi người thường cùng ngắm trăng trong khi các thanh niên có thể nhảy múa hát ca thâu đêm. Ảnh minh họa. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tết Trung thu ở đất nước Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất năm của người dân Triều Tiên. Được biết, món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp. Ảnh: Designboom.
Mời độc giả xem thêm video: Không khí đón Trung thu tại các nước Châu Á năm 2014 (Nguồn: VTC14)