Đan Mạch:
Trên bàn ăn truyền thống của người Đan Mạch trong ngày đầu năm mới thường có món ngỗng nướng được nhồi với trái cây sấy, hoặc món thịt heo nướng bày với khoai tây và bắp cải đỏ. Món tráng miệng là Gryuttse-một món cháo gạo với thạch quả mọng ngọt và hạnh nhân rang. Đồ uống của người Đan Mạch là bia hoặc glёg (một hỗn hợp gồm rượu vodka và rượu vang đỏ với rất nhiều quế và gừng). Nepal:
Nepal là một quốc gia nơi phần lớn người dân theo Ấn độ giáo, họ chào đón năm mới vào giữa tháng Tư. Dịp này được gọi là lễ Bisket Jatra. Người dân không chỉ kỷ niệm thời điểm đặc biệt này bằng những bữa tiệc mừng năm mới mà còn dựng sân khấu biểu diễn hoành tráng với các nhạc cụ náo nhiệt, độc đáo. Ẩm thực trong dịp này là món ăn Ấn Độ và món ăn Tây Tạng truyền thống của Nepal. Phổ biến nhất là món Dal Bhat được làm từ đậu lăng, cà chua, hành tây, gừng và gạo cùng với gia vị. Ý:
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu, Giáng sinh ở Ý được tổ chức trong không khí đầm ấm của gia đình, còn Năm mới lại được chào đón bằng các lễ hội đường phố náo nhiệt. Vì vậy, đồ ăn được dùng chung cho cả hai sự kiện. Ở Ý, món xúc xích Cotechino từ thịt lợn nhất thiết phải do các bà nội trợ tự tay chuẩn bị. Trên bàn ăn đầu năm thường là món đậu lăng - một biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe và hạnh phúc. Mexico:
Món ăn yêu thích của người Mexico là Romeritos (có thành phần chủ yếu là tôm và khoai tây), gà tây nhồi, ngô, đậu và bánh ngọt. Đồ uống trong dịp này là các loại rượu nhẹ như Punch và Tequila. Nước Anh:
Món ăn truyền thống trên bàn tiệc năm mới của người Anh là: gà tây trang trí cùng với rau và bánh Pudding tráng miệng. Người ta làm món này từ bánh mỳ, bột mỳ, thịt xông khói, nho khô, trứng và các loại gia vị khác. Họ đổ rượu rum lên món tráng miệng, đốt nóng nó ngay tại bàn. Việt Nam:
Ở Việt Nam, năm mới gọi là Tết và được chào đón theo âm lịch. Món ăn truyền thống là cơm và đồ ăn đặc biệt khác, như nem rán, thịt gà… và bánh chưng. Pháp:
Tiệc năm mới của Pháp không thể thiếu được món hàu truyền thống, bánh mỳ, pho mát và tất nhiên là món rượu vang Pháp nổi tiếng. Nhật:
Người Nhật tin rằng hạt dẻ mang lại thành công cho công việc. Do đó nó được thêm vào bàn tiệc như đồ trang trí hoặc tráng miệng, ví dụ như làm bánh mochi. Bàn ăn năm mới còn có món bắp cải biển, đậu Hà Lan, và trứng cá trích. Đức:
Tại Đức, trên bàn ăn năm mới nhất thiết phải có táo và các loại hạt. Táo được cho là loại trái cây tượng trưng cho điều thiện, hạt là biểu tượng cho những bí ẩn và khó khăn trong cuộc sống. Táo với quả hạch được nướng hoặc thêm vào các món tráng miệng hay nhồi vào gia cầm làm món ăn. Mỹ:
Tại các bang của Mỹ cũng như nhiều nước phương Tây, món ăn truyền thống dịp này là món gà tây nhồi. Nhưng ở đây, món này được làm theo cách rất đặc biệt. Gà tây được nhồi với tất cả những thứ có trong tủ lạnh như: bánh mỳ, phô mai, mận khô, tỏi, đậu, nấm, táo, và bắp cải
Đan Mạch:
Trên bàn ăn truyền thống của người Đan Mạch trong ngày đầu năm mới thường có món ngỗng nướng được nhồi với trái cây sấy, hoặc món thịt heo nướng bày với khoai tây và bắp cải đỏ. Món tráng miệng là Gryuttse-một món cháo gạo với thạch quả mọng ngọt và hạnh nhân rang. Đồ uống của người Đan Mạch là bia hoặc glёg (một hỗn hợp gồm rượu vodka và rượu vang đỏ với rất nhiều quế và gừng).
Nepal:
Nepal là một quốc gia nơi phần lớn người dân theo Ấn độ giáo, họ chào đón năm mới vào giữa tháng Tư. Dịp này được gọi là lễ Bisket Jatra. Người dân không chỉ kỷ niệm thời điểm đặc biệt này bằng những bữa tiệc mừng năm mới mà còn dựng sân khấu biểu diễn hoành tráng với các nhạc cụ náo nhiệt, độc đáo. Ẩm thực trong dịp này là món ăn Ấn Độ và món ăn Tây Tạng truyền thống của Nepal. Phổ biến nhất là món Dal Bhat được làm từ đậu lăng, cà chua, hành tây, gừng và gạo cùng với gia vị.
Ý:
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu, Giáng sinh ở Ý được tổ chức trong không khí đầm ấm của gia đình, còn Năm mới lại được chào đón bằng các lễ hội đường phố náo nhiệt. Vì vậy, đồ ăn được dùng chung cho cả hai sự kiện. Ở Ý, món xúc xích Cotechino từ thịt lợn nhất thiết phải do các bà nội trợ tự tay chuẩn bị. Trên bàn ăn đầu năm thường là món đậu lăng - một biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe và hạnh phúc.
Mexico:
Món ăn yêu thích của người Mexico là Romeritos (có thành phần chủ yếu là tôm và khoai tây), gà tây nhồi, ngô, đậu và bánh ngọt. Đồ uống trong dịp này là các loại rượu nhẹ như Punch và Tequila.
Nước Anh:
Món ăn truyền thống trên bàn tiệc năm mới của người Anh là: gà tây trang trí cùng với rau và bánh Pudding tráng miệng. Người ta làm món này từ bánh mỳ, bột mỳ, thịt xông khói, nho khô, trứng và các loại gia vị khác. Họ đổ rượu rum lên món tráng miệng, đốt nóng nó ngay tại bàn.
Việt Nam:
Ở Việt Nam, năm mới gọi là Tết và được chào đón theo âm lịch. Món ăn truyền thống là cơm và đồ ăn đặc biệt khác, như nem rán, thịt gà… và bánh chưng.
Pháp:
Tiệc năm mới của Pháp không thể thiếu được món hàu truyền thống, bánh mỳ, pho mát và tất nhiên là món rượu vang Pháp nổi tiếng.
Nhật:
Người Nhật tin rằng hạt dẻ mang lại thành công cho công việc. Do đó nó được thêm vào bàn tiệc như đồ trang trí hoặc tráng miệng, ví dụ như làm bánh mochi. Bàn ăn năm mới còn có món bắp cải biển, đậu Hà Lan, và trứng cá trích.
Đức:
Tại Đức, trên bàn ăn năm mới nhất thiết phải có táo và các loại hạt. Táo được cho là loại trái cây tượng trưng cho điều thiện, hạt là biểu tượng cho những bí ẩn và khó khăn trong cuộc sống. Táo với quả hạch được nướng hoặc thêm vào các món tráng miệng hay nhồi vào gia cầm làm món ăn.
Mỹ:
Tại các bang của Mỹ cũng như nhiều nước phương Tây, món ăn truyền thống dịp này là món gà tây nhồi. Nhưng ở đây, món này được làm theo cách rất đặc biệt. Gà tây được nhồi với tất cả những thứ có trong tủ lạnh như: bánh mỳ, phô mai, mận khô, tỏi, đậu, nấm, táo, và bắp cải