Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong chuyến thăm Afghanistan vừa qua. Ông Shanahan đang có chuyến thăm bí mật tại Trung Đông để thảo luận về những vấn đề giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Ảnh : Reuters
Phát biểu trong chuyến thăm Iraq, Bộ trưởng Shanahan khẳng định Mỹ cam kết sẽ giúp quốc gia Trung Đông tăng cường khả năng an ninh, đồng thời mong muốn lắng nghe nguyện vọng của chính giới nước này trước những kế hoạch lớn sắp tới. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng sẽ thảo luận về tiến trình rút quân của Mỹ tại các quốc gia Trung Đông, điều chắc chắn sẽ gây ra xáo trộn lớn trong khu vực.
Tháng trước, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự tức giận đối với Iraq, cho rằng điều quan trọng là phải duy trì sự hiện diện quân sự tại Iraq nhằm kiềm chế Iran, do đó Washington không thể không rời mắt khỏi Baghdad, bởi "Iran là rắc rối lớn trong khu vực". Bình luận này của người đứng đầu Nhà Trắng đã khiến giới cầm quyền Iraq bức xúc, đồng thời đặt ra quan ngại đối với sự hiện diện quân sự lên đến 16 năm qua, kể từ khi Mỹ hạ bệ cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong chuyến thăm Afghanistan vừa qua. Ông Shanahan đang có chuyến thăm bí mật tại Trung Đông để thảo luận về những vấn đề giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Ảnh : Reuters
Phát biểu trong chuyến thăm Iraq, Bộ trưởng Shanahan khẳng định Mỹ cam kết sẽ giúp quốc gia Trung Đông tăng cường khả năng an ninh, đồng thời mong muốn lắng nghe nguyện vọng của chính giới nước này trước những kế hoạch lớn sắp tới. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng sẽ thảo luận về tiến trình rút quân của Mỹ tại các quốc gia Trung Đông, điều chắc chắn sẽ gây ra xáo trộn lớn trong khu vực.
Tháng trước, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự tức giận đối với Iraq, cho rằng điều quan trọng là phải duy trì sự hiện diện quân sự tại Iraq nhằm kiềm chế Iran, do đó Washington không thể không rời mắt khỏi Baghdad, bởi "Iran là rắc rối lớn trong khu vực". Bình luận này của người đứng đầu Nhà Trắng đã khiến giới cầm quyền Iraq bức xúc, đồng thời đặt ra quan ngại đối với sự hiện diện quân sự lên đến 16 năm qua, kể từ khi Mỹ hạ bệ cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.