Khu rừng rậm Aokigahara nằm gần núi Phú Sĩ là nơi có khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Tuy nhiên, Aokigahara cũng được gọi là “ khu rừng tự sát”, vì rất nhiều thi thể người được tìm thấy ở đây mỗi năm. (Ảnh: Getty)Tình trạng người dân Nhật Bản tới rừng Aokigahara để tự sát phổ biến đến mức nhà chức trách phải đặt những biển cảnh báo dọc theo đường mòn, yêu cầu người dân không tới đây để tự kết liễu cuộc sống, theo Daily Star.Tình trạng tự sát ở rừng Aokigahara bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn tiếp diễn hàng năm cho đến nay. Nhà chức trách Nhật Bản phát hiện nhiều thi thể người nhất ở rừng Aokigahara vào tháng 3/2021.Năm 2010, khoảng 200 người đã cố gắng tự tử ở rừng Aokigahara, trong đó 54 người đã chết.Những năm gần đây, nhà chức trách Nhật Bản hạn chế công bố thông tin về số lượng người tự tử ở rừng Aokigahara. Hình thức tự tử phổ biến nhất trong rừng là uống thuốc quá liều, xếp thứ hai là hình thức treo cổ.Dọc theo đường mòn trong rừng, khách tham quan dễ dàng nhìn thấy những tấm biển kêu gọi mọi người không được tự sát, hãy nghĩ về người thân trong gia đình.Năm 2018, Logan Paul, một thanh niên nổi tiếng ở Mỹ quay video khám phá rừng Aokigahara, phát hiện thi thể một người treo cổ. Paul hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích thậm tệ vì quay video thi thể, thay vì thông báo với nhà chức trách.Ngoài việc được coi là nơi tự sát nhiều nhất ở Nhật Bản, rừng Aokigahara còn nổi tiếng với những truyền thuyết về linh hồn người chết (Yurei).Vào những năm cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, nạn đói Tenmei kinh hoàng ở Nhật khiến nền kinh tế kiệt quệ, người dân lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn lương thực.Vì nạn đói thảm khốc, một số gia đình đã đưa ra quyết định đau lòng là hạn chế khẩu phần ăn bằng cách đưa người già yếu, người không có khả năng làm việc hay tự chăm sóc, đi lang thang trong rừng cho đến khi không tìm được lối ra. Thông thường, những người bị bỏ rơi tự nguyện hy sinh bản thân vì hạnh phúc của gia đình.Bên cạnh đó, lời đồn còn nói rõ những Yurei trong phong tục Ubasute gây ra ảo giác và dẫn dụ người vào khu rừng bị lạc lối và cuối cùng quyết định kết thúc cuộc đời chính mình trong khu rừng.Ngày nay, yếu tố tâm linh được cho là một trong những lý do dẫn đến việc người Nhật Bản tìm tới rừng Aokigahara để tự sát.>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới
Khu rừng rậm Aokigahara nằm gần núi Phú Sĩ là nơi có khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Tuy nhiên, Aokigahara cũng được gọi là “ khu rừng tự sát”, vì rất nhiều thi thể người được tìm thấy ở đây mỗi năm. (Ảnh: Getty)
Tình trạng người dân Nhật Bản tới rừng Aokigahara để tự sát phổ biến đến mức nhà chức trách phải đặt những biển cảnh báo dọc theo đường mòn, yêu cầu người dân không tới đây để tự kết liễu cuộc sống, theo Daily Star.
Tình trạng tự sát ở rừng Aokigahara bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn tiếp diễn hàng năm cho đến nay. Nhà chức trách Nhật Bản phát hiện nhiều thi thể người nhất ở rừng Aokigahara vào tháng 3/2021.
Năm 2010, khoảng 200 người đã cố gắng tự tử ở rừng Aokigahara, trong đó 54 người đã chết.
Những năm gần đây, nhà chức trách Nhật Bản hạn chế công bố thông tin về số lượng người tự tử ở rừng Aokigahara. Hình thức tự tử phổ biến nhất trong rừng là uống thuốc quá liều, xếp thứ hai là hình thức treo cổ.
Dọc theo đường mòn trong rừng, khách tham quan dễ dàng nhìn thấy những tấm biển kêu gọi mọi người không được tự sát, hãy nghĩ về người thân trong gia đình.
Năm 2018, Logan Paul, một thanh niên nổi tiếng ở Mỹ quay video khám phá rừng Aokigahara, phát hiện thi thể một người treo cổ. Paul hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích thậm tệ vì quay video thi thể, thay vì thông báo với nhà chức trách.
Ngoài việc được coi là nơi tự sát nhiều nhất ở Nhật Bản, rừng Aokigahara còn nổi tiếng với những truyền thuyết về linh hồn người chết (Yurei).
Vào những năm cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, nạn đói Tenmei kinh hoàng ở Nhật khiến nền kinh tế kiệt quệ, người dân lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn lương thực.
Vì nạn đói thảm khốc, một số gia đình đã đưa ra quyết định đau lòng là hạn chế khẩu phần ăn bằng cách đưa người già yếu, người không có khả năng làm việc hay tự chăm sóc, đi lang thang trong rừng cho đến khi không tìm được lối ra. Thông thường, những người bị bỏ rơi tự nguyện hy sinh bản thân vì hạnh phúc của gia đình.
Bên cạnh đó, lời đồn còn nói rõ những Yurei trong phong tục Ubasute gây ra ảo giác và dẫn dụ người vào khu rừng bị lạc lối và cuối cùng quyết định kết thúc cuộc đời chính mình trong khu rừng.
Ngày nay, yếu tố tâm linh được cho là một trong những lý do dẫn đến việc người Nhật Bản tìm tới rừng Aokigahara để tự sát.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới