Tại Mỹ, ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ, bộ râu dài và mang theo rất nhiều quà. (Nguồn ảnh: Insider)Tại Anh, ông già Noel, hay còn được gọi là Father Christmas, ngày nay mặc trang phục màu đỏ phổ biến hơn. Tuy nhiên, ông già Noel truyền thống của nước này mặc áo choàng màu xanh, đội vòng hoa trên đầu và cầm một cây gậy batoong.Tại Nga và Ukraine, hai nhân vật quan trọng trong dịp lễ Giáng sinh đó là Ded Moroz và Snegurochka (ông già Tuyết và công chúa Tuyết). Ded Moroz là một nhân vật trong thần thoại Slav. Vào đêm giao thừa, ông già Tuyết cùng công chúa Tuyết sẽ đi khắp vùng Slav, chủ yếu tại Nga và Ukraine, để tặng những món quà cho trẻ em.Ông già Noel ở nước Pháp được gọi là Père Noël hay Papa Noël, thường xuất hiện với chiếc áo choàng dài màu đỏ. Vào đêm Giáng sinh, các em nhỏ ở nước này thường đặt giày của chúng cạnh lò sưởi với mong muốn được nhận quà từ ông già Noel.Vào dịp lễ Giáng sinh, một thành viên trưởng thành trong mỗi gia đình ở Thụy Điển sẽ hóa trang thành Jultomten và hỏi “Có đứa trẻ nào ngoan ở đây không?” trước khi phát quà cho các em nhỏ. Được biết, Tomte hay Jultomten là nhân vật có nguồn gốc từ văn hóa dân gian ở Thụy Điển.Nissen hay Julenissen trong văn hóa dân gian Na Uy rất giống với nhân vật Jultomten của Thụy Điển. Vào dịp Giáng sinh, Julenissen, một “phiên bản” của ông già Noel, sẽ phát quà cho các em nhỏ. Theo Insider, Julenissen thường mặc trang phục màu xám và có bộ râu màu xám thay vì màu trắng.Sinterklaas là phiên bản ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.Tại Áo, Đức hay Thụy Sĩ, Christkind hay "Christ Child" chính là những người đi phát quà (thường là nữ) cho các em nhỏ trong đêm Giáng sinh.Tại Tây Ban Nha, những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được quà từ 3 vị vua, hay 3 vị hiền sĩ vào ngày thứ 12 sau Giáng sinh (tức ngày 6/1). Đây còn được gọi là ngày Los Reyes Magos - “Lễ hiển linh” hay “Lễ Ba Vua”.Joulupukki là biệt danh của ông già Noel ở Phần Lan. Vào dịp lễ giáng sinh, Joulupukki sẽ đi tới từng nhà, hỏi những đứa trẻ ngoan và phát quà cho chúng.Vào dịp lễ Noel, các em nhỏ ở Iceland sẽ được 13 "Yule Lads" đi phát quà. Trong 13 ngày trước đêm Giáng sinh, các em nhỏ sẽ đặt giày của chúng bên bệ cửa sổ với hy vọng nhận được quà từ các Yule Lads. Những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được kẹo hoặc quà và ngược lại, nếu cư xử ngỗ nghịch, chúng sẽ nhận được khoai tây thối đặt trong giày.Tại Italy, các em nhỏ sẽ không được nhận quà từ ông già Noel bởi người đi trao quà là Befana - nữ phù thuỷ tốt bụng.
Mời độc giả xem thêm video: Thủ đô Berlin của Đức rực rỡ đón lễ Giáng sinh và năm mới (Nguồn: VTC14)
Tại Mỹ, ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ, bộ râu dài và mang theo rất nhiều quà. (Nguồn ảnh: Insider)
Tại Anh, ông già Noel, hay còn được gọi là Father Christmas, ngày nay mặc trang phục màu đỏ phổ biến hơn. Tuy nhiên, ông già Noel truyền thống của nước này mặc áo choàng màu xanh, đội vòng hoa trên đầu và cầm một cây gậy batoong.
Tại Nga và Ukraine, hai nhân vật quan trọng trong dịp lễ Giáng sinh đó là Ded Moroz và Snegurochka (ông già Tuyết và công chúa Tuyết). Ded Moroz là một nhân vật trong thần thoại Slav. Vào đêm giao thừa, ông già Tuyết cùng công chúa Tuyết sẽ đi khắp vùng Slav, chủ yếu tại Nga và Ukraine, để tặng những món quà cho trẻ em.
Ông già Noel ở nước Pháp được gọi là Père Noël hay Papa Noël, thường xuất hiện với chiếc áo choàng dài màu đỏ. Vào đêm Giáng sinh, các em nhỏ ở nước này thường đặt giày của chúng cạnh lò sưởi với mong muốn được nhận quà từ ông già Noel.
Vào dịp lễ Giáng sinh, một thành viên trưởng thành trong mỗi gia đình ở Thụy Điển sẽ hóa trang thành Jultomten và hỏi “Có đứa trẻ nào ngoan ở đây không?” trước khi phát quà cho các em nhỏ. Được biết, Tomte hay Jultomten là nhân vật có nguồn gốc từ văn hóa dân gian ở Thụy Điển.
Nissen hay Julenissen trong văn hóa dân gian Na Uy rất giống với nhân vật Jultomten của Thụy Điển. Vào dịp Giáng sinh, Julenissen, một “phiên bản” của ông già Noel, sẽ phát quà cho các em nhỏ. Theo Insider, Julenissen thường mặc trang phục màu xám và có bộ râu màu xám thay vì màu trắng.
Sinterklaas là phiên bản ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.
Tại Áo, Đức hay Thụy Sĩ, Christkind hay "Christ Child" chính là những người đi phát quà (thường là nữ) cho các em nhỏ trong đêm Giáng sinh.
Tại Tây Ban Nha, những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được quà từ 3 vị vua, hay 3 vị hiền sĩ vào ngày thứ 12 sau Giáng sinh (tức ngày 6/1). Đây còn được gọi là ngày Los Reyes Magos - “Lễ hiển linh” hay “Lễ Ba Vua”.
Joulupukki là biệt danh của ông già Noel ở Phần Lan. Vào dịp lễ giáng sinh, Joulupukki sẽ đi tới từng nhà, hỏi những đứa trẻ ngoan và phát quà cho chúng.
Vào dịp lễ Noel, các em nhỏ ở Iceland sẽ được 13 "Yule Lads" đi phát quà. Trong 13 ngày trước đêm Giáng sinh, các em nhỏ sẽ đặt giày của chúng bên bệ cửa sổ với hy vọng nhận được quà từ các Yule Lads. Những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được kẹo hoặc quà và ngược lại, nếu cư xử ngỗ nghịch, chúng sẽ nhận được khoai tây thối đặt trong giày.
Tại Italy, các em nhỏ sẽ không được nhận quà từ ông già Noel bởi người đi trao quà là Befana - nữ phù thuỷ tốt bụng.
Mời độc giả xem thêm video: Thủ đô Berlin của Đức rực rỡ đón lễ Giáng sinh và năm mới (Nguồn: VTC14)