Trong bức ảnh không đề ngày, bà Park Geun-hye khi đó còn là một bé gái ngồi bên phải đằng sau người cha quá cố, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và mẹ cùng chị gái và em trai. Ảnh CNNÁi nữ Park Geun-hye trong lần cùng cha đón tiếp Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ở Seoul năm 1979. Ảnh CNNBà Park đi bỏ phiếu cùng cha mình, người bị ám sát năm 1979. Sau khi cha mất, bà không còn xuất hiện nhiều và sống cuộc sống “rất bình thường”. Ảnh CNNBà Park trả lời phỏng vấn hồi tháng 5/1999. Bà được thuyết phục trở lại chính trường sau khi nhận thấy các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á hồi cuối thập niên 1990. Bà là đại biểu Quốc hội từ năm 1998-2012. Ảnh CNNBà Park vẫy tay chào người ủng hộ hồi tháng 12/2012 sau khi đọc bài diễn văn đầu tiên trên cương vị ứng viên tổng thống Hàn Quốc. Ảnh CNNBà đi vận động trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Xanh hồi tháng 12/2012. Ảnh CNNTháng 12/2012, bà tham gia cuộc tranh luận phát trên truyền hình với hai đối thủ cùng tham gia tranh cử chức tổng thống. Ảnh CNNBà Park đọc lời tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 2/2013. Ảnh CNNTrong bộ hanbok, bà tới phòng tổ chức đại tiệc ở Nhà Xanh sau lễ tuyên thệ nhậm chức. Ảnh CNNTổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt tay với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong họp báo ở Nhà Trắng hồi tháng 5/2013. Ảnh CNNTổng thống Park Geun-hye hỏi han thân nhân những hành khách mất tích trong vụ chìm phà Seoul hồi tháng 4/2014. Ảnh CNNTổng thống Park chủ trì cuộc họp nội các khẩn cấp vào tháng 12/2016 sau khi Quốc hội bỏ phiếu tán thành luận tội bà với số phiếu áp đảo quanh vụ bê bối của người bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye, bà Choi Soon-sil. Ảnh CNNBà Park phủ nhận cáo buộc tham nhũng và không từ chức quanh bê bối chính trị trong cuộc gặp gỡ với báo chí ở Nhà Xanh hồi tháng 1/2017. Ảnh CNNNgười ủng hộ bà Park giơ cao ảnh của bà trong cuộc biểu tình phản đối quyết định luận tội tổng thống. Chiều ngày 12/3, Tổng thống Park Geun-hye đã rời Nhà Xanh sau khi Tòa án Hiến pháp phế truất bà. Ảnh CNN
Trong bức ảnh không đề ngày, bà Park Geun-hye khi đó còn là một bé gái ngồi bên phải đằng sau người cha quá cố, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và mẹ cùng chị gái và em trai. Ảnh CNN
Ái nữ Park Geun-hye trong lần cùng cha đón tiếp Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ở Seoul năm 1979. Ảnh CNN
Bà Park đi bỏ phiếu cùng cha mình, người bị ám sát năm 1979. Sau khi cha mất, bà không còn xuất hiện nhiều và sống cuộc sống “rất bình thường”. Ảnh CNN
Bà Park trả lời phỏng vấn hồi tháng 5/1999. Bà được thuyết phục trở lại chính trường sau khi nhận thấy các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á hồi cuối thập niên 1990. Bà là đại biểu Quốc hội từ năm 1998-2012. Ảnh CNN
Bà Park vẫy tay chào người ủng hộ hồi tháng 12/2012 sau khi đọc bài diễn văn đầu tiên trên cương vị ứng viên tổng thống Hàn Quốc. Ảnh CNN
Bà đi vận động trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Xanh hồi tháng 12/2012. Ảnh CNN
Tháng 12/2012, bà tham gia cuộc tranh luận phát trên truyền hình với hai đối thủ cùng tham gia tranh cử chức tổng thống. Ảnh CNN
Bà Park đọc lời tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 2/2013. Ảnh CNN
Trong bộ hanbok, bà tới phòng tổ chức đại tiệc ở Nhà Xanh sau lễ tuyên thệ nhậm chức. Ảnh CNN
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt tay với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong họp báo ở Nhà Trắng hồi tháng 5/2013. Ảnh CNN
Tổng thống Park Geun-hye hỏi han thân nhân những hành khách mất tích trong vụ chìm phà Seoul hồi tháng 4/2014. Ảnh CNN
Tổng thống Park chủ trì cuộc họp nội các khẩn cấp vào tháng 12/2016 sau khi Quốc hội bỏ phiếu tán thành luận tội bà với số phiếu áp đảo quanh vụ bê bối của người bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye, bà Choi Soon-sil. Ảnh CNN
Bà Park phủ nhận cáo buộc tham nhũng và không từ chức quanh bê bối chính trị trong cuộc gặp gỡ với báo chí ở Nhà Xanh hồi tháng 1/2017. Ảnh CNN
Người ủng hộ bà Park giơ cao ảnh của bà trong cuộc biểu tình phản đối quyết định luận tội tổng thống. Chiều ngày 12/3, Tổng thống Park Geun-hye đã rời Nhà Xanh sau khi Tòa án Hiến pháp phế truất bà. Ảnh CNN