Hàng nghìn người dân Nam Sudan ở Kajo-Keji và các ngôi làng xung quanh vượt qua biên giới bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc xe máy để sang nước láng giềng Uganda lánh nạn. Thực trạng người dân Nam Sudan di cư ồ ạt là do sự bất ổn và bạo lực trong nước leo thang.Được biết, Bắc Uganda trở thành nơi tiếp nhận chính những người tị nạn đến từ Nam Sudan kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra tại quốc gia châu Phi này vào năm 2013 và tình trạng bạo lực gia tăng hồi tháng 7/2016. Ảnh: Một phụ nữ bế con nhỏ băng qua dòng suối Kaya – biên giới giữa Kajo-Keji (Nam Sudan) và Moyo (Uganda).Những người mới đến ở ngồi nghỉ ở huyện Moyo, Uganda. Họ kể rằng nhiều dân thường đã bị giết hại, những người phụ nữ và các bé gái bị bạo lực tình dục,…ở Nam Sudan.“Nhà của chúng tôi bị đốt, nhiều nam giới trẻ tuổi bị bắt giữ và xử bắn, phụ nữ bị cưỡng hiếp”, Anthony L, 23 tuổi, kể lại và cáo buộc những binh sĩ chính phủ Nam Sudan cấu kết với phần tử nổi dậy tấn công dân thường.Được biết, hầu hết những người tị nạn Nam Sudan ở Uganda đều là những người làm nông bình thường. Họ buộc phải rời bỏ quê hương vì không thể chịu đựng thêm tình hình an ninh bất ổn trong khu vực sinh sống.Một phụ nữ ngồi nghỉ trước khi vượt qua dòng suối Kayo để sang Uganda. Được biết, có tới 86% người tị nạn Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.Một nhóm người tị nạn mang theo đồ đạc chờ đến lượt qua suối Kayo.Nhiều người sử dụng xe máy, xe đạp chở hành lý, đồ gia dụng, vật nuôi,…sang bên kia biên giới.Cảnh người dân Nam Sudan di cư sang nước láng giềng Uganda.Người phụ nữ này đã phải đi bộ một hành trình dài mới tới được biên giới giữa hai nước.Cô gái trẻ mang theo đồ đạc theo gia đình vượt biên.Một em nhỏ ngủ thiếp đi vì mệt sau khi tới một địa điểm ở thị trấn Afoji, Uganda. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Hàng nghìn người dân Nam Sudan ở Kajo-Keji và các ngôi làng xung quanh vượt qua biên giới bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc xe máy để sang nước láng giềng Uganda lánh nạn. Thực trạng người dân Nam Sudan di cư ồ ạt là do sự bất ổn và bạo lực trong nước leo thang.
Được biết, Bắc Uganda trở thành nơi tiếp nhận chính những người tị nạn đến từ Nam Sudan kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra tại quốc gia châu Phi này vào năm 2013 và tình trạng bạo lực gia tăng hồi tháng 7/2016. Ảnh: Một phụ nữ bế con nhỏ băng qua dòng suối Kaya – biên giới giữa Kajo-Keji (Nam Sudan) và Moyo (Uganda).
Những người mới đến ở ngồi nghỉ ở huyện Moyo, Uganda. Họ kể rằng nhiều dân thường đã bị giết hại, những người phụ nữ và các bé gái bị bạo lực tình dục,…ở Nam Sudan.
“Nhà của chúng tôi bị đốt, nhiều nam giới trẻ tuổi bị bắt giữ và xử bắn, phụ nữ bị cưỡng hiếp”, Anthony L, 23 tuổi, kể lại và cáo buộc những binh sĩ chính phủ Nam Sudan cấu kết với phần tử nổi dậy tấn công dân thường.
Được biết, hầu hết những người tị nạn Nam Sudan ở Uganda đều là những người làm nông bình thường. Họ buộc phải rời bỏ quê hương vì không thể chịu đựng thêm tình hình an ninh bất ổn trong khu vực sinh sống.
Một phụ nữ ngồi nghỉ trước khi vượt qua dòng suối Kayo để sang Uganda. Được biết, có tới 86% người tị nạn Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Một nhóm người tị nạn mang theo đồ đạc chờ đến lượt qua suối Kayo.
Nhiều người sử dụng xe máy, xe đạp chở hành lý, đồ gia dụng, vật nuôi,…sang bên kia biên giới.
Cảnh người dân Nam Sudan di cư sang nước láng giềng Uganda.
Người phụ nữ này đã phải đi bộ một hành trình dài mới tới được biên giới giữa hai nước.
Cô gái trẻ mang theo đồ đạc theo gia đình vượt biên.
Một em nhỏ ngủ thiếp đi vì mệt sau khi tới một địa điểm ở thị trấn Afoji, Uganda. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)