Khi trận động đất xảy ra ngày 11/3/2011, ông Atsushi Fujita, ngư dân chuyên nghề nuôi hàu ở thành phố Rikuzentakata, vẫn làm việc như thường lệ. Không lâu sau đó, một con sóng đen kịt khổng lồ tràn vào thành phố và lấy đi sinh mạng của gần 2.000 người.7 năm sau, ông Fujita và hàng nghìn người dân ở vùng duyên hải Đông Bắc nước Nhật đã tái xây dựng cuộc sống của họ phía sau một bức tường chắn biển cao lớn. Các chuyên gia nói bức tường có thể bảo vệ họ nếu một trận đại sóng thần khác ập đến.Bức tường bằng bê tông cao 12,5 m thay thế đập chắn nước cao 4 m từng hoàn toàn vô tác dụng trong thảm họa ngày 11/3/2011. Động đất, kéo theo sóng thần, có nơi cao tới 30 m, đã giết chết 18.000 người cũng như làm rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima."Cảm giác như chúng tôi đang ngồi tù, dù chúng tôi chẳng làm gì sai", người đàn ông 52 tuổi nói với Reuters.Sau thảm họa kép, một số nơi đã cấm các hoạt động xây dựng tại những khu vực bằng phẳng gần biển nhất, cũng như di tản người dân đến khu vực cao hơn. Một số nơi như Rikuzentakata, người dân bồi đắp nền đất cao thêm vài mét trước khi xây dựng.Cùng lúc, khoảng 395 km tường được xây dựng dọc bờ biển với kinh phí lên đến 1.350 tỷ yen (tức khoảng 12,74 tỷ USD)"Bức tường sẽ ngăn cản sóng thần để chúng không tràn vào đất liền", Hiroyasu Kawai, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Cảng biển và Sân bay ở Yokosuka, cho hay. "Thậm chí nếu sóng thần cao hơn, bức tường cũng giúp làm chậm quá trình nước tràn bờ và đảm bảo người dân có thêm thời gian sơ tán".Nhiều cư dân ban đầu hoan nghênh ý tưởng xây tường nhưng sau đó quay sang chỉ trích việc này vì không gian tù túng, được ví như ở tù hoặc trong Tử Cấm Thành. Một số người nói rằng họ không được hỏi ý kiến trong quá trình lên kế hoạch xây dựng. Một số khác nói việc chi tiền xây tường đồng nghĩa rằng các kế hoạch tái thiết khác, như xây nhà ở cho người dân mất nhà, bị bỏ lại phía sau.Những người khác lại lo lắng rằng bức tường bê tông sẽ hủy hoại ngành du lịch. "Khoảng 50 năm trước, chúng tôi đến đây cùng con cái và rất thích thú với việc lái xe dọc theo bờ biển xinh đẹp", Reiko Iijima, du khách từ miền Trung Nhật Bản, nói. "Giờ đây, thậm chí cả một dấu vết cũng không còn".Một đoạn tường tại thành phố Kesennuma có những ô trống nhưng điều này cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. "Đây chỉ là bản nhái lại. Việc này chỉ là để chúng tôi vui vẻ với một thứ mà chúng tôi không hề muốn ngay từ đầu", ông Yuichiro Ito, người mất đi nhà cửa cùng người em trai trong thảm họa kép 7 năm trước, chia sẻ.Nhiều người dân cho rằng bức tường là cần thiết nhưng vẫn khó khăn để quen với điều này. "Ai nấy ở đây đều lớn lên cùng biển, đời này qua đời khác", Sotaro Usui, giám đốc một công ty cá ngừ, nói. "Bức tường đã khiến chúng tôi bị chia cách với biển và đó là điều không thể chịu đựng"."Cây thông kỳ diệu" đã trở thành biểu tượng của niềm hy vọng và sự hồi phục vì đứng vững trong trận sóng thần 2011. Giờ đây, cây đứng cạnh bức tường bê tông gây tranh cãi.
Khi trận động đất xảy ra ngày 11/3/2011, ông Atsushi Fujita, ngư dân chuyên nghề nuôi hàu ở thành phố Rikuzentakata, vẫn làm việc như thường lệ. Không lâu sau đó, một con sóng đen kịt khổng lồ tràn vào thành phố và lấy đi sinh mạng của gần 2.000 người.
7 năm sau, ông Fujita và hàng nghìn người dân ở vùng duyên hải Đông Bắc nước Nhật đã tái xây dựng cuộc sống của họ phía sau một bức tường chắn biển cao lớn. Các chuyên gia nói bức tường có thể bảo vệ họ nếu một trận đại sóng thần khác ập đến.
Bức tường bằng bê tông cao 12,5 m thay thế đập chắn nước cao 4 m từng hoàn toàn vô tác dụng trong thảm họa ngày 11/3/2011. Động đất, kéo theo sóng thần, có nơi cao tới 30 m, đã giết chết 18.000 người cũng như làm rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
"Cảm giác như chúng tôi đang ngồi tù, dù chúng tôi chẳng làm gì sai", người đàn ông 52 tuổi nói với Reuters.
Sau thảm họa kép, một số nơi đã cấm các hoạt động xây dựng tại những khu vực bằng phẳng gần biển nhất, cũng như di tản người dân đến khu vực cao hơn. Một số nơi như Rikuzentakata, người dân bồi đắp nền đất cao thêm vài mét trước khi xây dựng.
Cùng lúc, khoảng 395 km tường được xây dựng dọc bờ biển với kinh phí lên đến 1.350 tỷ yen (tức khoảng 12,74 tỷ USD)
"Bức tường sẽ ngăn cản sóng thần để chúng không tràn vào đất liền", Hiroyasu Kawai, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Cảng biển và Sân bay ở Yokosuka, cho hay. "Thậm chí nếu sóng thần cao hơn, bức tường cũng giúp làm chậm quá trình nước tràn bờ và đảm bảo người dân có thêm thời gian sơ tán".
Nhiều cư dân ban đầu hoan nghênh ý tưởng xây tường nhưng sau đó quay sang chỉ trích việc này vì không gian tù túng, được ví như ở tù hoặc trong Tử Cấm Thành. Một số người nói rằng họ không được hỏi ý kiến trong quá trình lên kế hoạch xây dựng. Một số khác nói việc chi tiền xây tường đồng nghĩa rằng các kế hoạch tái thiết khác, như xây nhà ở cho người dân mất nhà, bị bỏ lại phía sau.
Những người khác lại lo lắng rằng bức tường bê tông sẽ hủy hoại ngành du lịch. "Khoảng 50 năm trước, chúng tôi đến đây cùng con cái và rất thích thú với việc lái xe dọc theo bờ biển xinh đẹp", Reiko Iijima, du khách từ miền Trung Nhật Bản, nói. "Giờ đây, thậm chí cả một dấu vết cũng không còn".
Một đoạn tường tại thành phố Kesennuma có những ô trống nhưng điều này cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. "Đây chỉ là bản nhái lại. Việc này chỉ là để chúng tôi vui vẻ với một thứ mà chúng tôi không hề muốn ngay từ đầu", ông Yuichiro Ito, người mất đi nhà cửa cùng người em trai trong thảm họa kép 7 năm trước, chia sẻ.
Nhiều người dân cho rằng bức tường là cần thiết nhưng vẫn khó khăn để quen với điều này. "Ai nấy ở đây đều lớn lên cùng biển, đời này qua đời khác", Sotaro Usui, giám đốc một công ty cá ngừ, nói. "Bức tường đã khiến chúng tôi bị chia cách với biển và đó là điều không thể chịu đựng".
"Cây thông kỳ diệu" đã trở thành biểu tượng của niềm hy vọng và sự hồi phục vì đứng vững trong trận sóng thần 2011. Giờ đây, cây đứng cạnh bức tường bê tông gây tranh cãi.