Chuyến bay 103 của hãng hàng không Pan Am (ngưng hoạt động từ năm 1991) có lộ trình thông thường từ Frankfurt tới London và bay vượt Đại Tây Dương tới Detroit - Mỹ. Đây là một trong nhiều đường bay vượt Đại Tây Dương được Pan Am sử dụng trong thời gian những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: CNN.Vụ khủng bố xảy ra vào ngày 21/12/1989 khi trên máy bay đang có tổng cộng 243 hành khách và phi hành đoàn 16 người. Phần lớn hành khách trên chuyến bay Pan Am 103 đang trên đường về nhà để đón lễ Giáng Sinh. Nguồn ảnh: CNN.Tuy nhiên, một thảm hoạ đã xảy ra khiến họ không bao giờ đặt chân tới được nước Mỹ. Qua điều tra, người ta đã chỉ ra rằng Pan Am 103 bị đánh bom bởi một lượng thuốc nổ khoảng từ 350 tới 450 gram ở khoang mũi phía trước máy bay. Nguồn ảnh: CNN.Do khi đó máy bay đang ở trên độ cao rất lớn, khoảng 10.000 mét so với mực nước biển nên chênh lệch áp suất do phần thân bị vỡ từ vụ nổ đã xé toạc chiếc máy bay thành nhiều mảnh ngay từ lúc nó ở trên không. Vụ việc xảy ra quá nhanh và phi hành đoàn hoàn toàn không thể phản ứng kịp. Nguồn ảnh: CNN.Kết quả là toàn bộ hành khách cùng chiếc Pan Am 103 đã rơi tự do từ độ cao gần 10.000 mét, rất nhiều người bị hút ra khỏi máy bay và rơi tự do xuống đất thiệt mạng. Thậm chí, mảnh vỡ của chiếc Pan Am 103 còn làm 11 người khác dưới mặt đất tử vong. Nguồn ảnh: CNN.Pan Am 103 rơi ở Scotland, mảnh vỡ của nó trải dài trong bán kính khoảng 1,9 kilomets vuông. Theo điều tra sau này kết luận lại, vụ nổ với lượng thuốc nổ chỉ khoảng 350 tới 450 gram đã tạo ra một lỗ thủng khoảng 50 centimets vuông ở phần thân phía trước máy bay, từ lỗ thủng này, chênh lệch áp suất ở độ cao 10.000 mét đã xé toạc chiếc máy bay thành 4 mảnh lớn. Nguồn ảnh: CNN.Tổng cộng, thời gian từ khi vụ nổ diễn ra tới khi trạm kiểm soát không lưu mất hoàn toàn liên lạc với máy bay chỉ kéo dài trong... 7 giây. Điều này có nghĩa là, chiếc máy bay đã bị xé toạc chỉ trong vòng 7 giây ngắn ngủi. Thậm chí trong 7 giây này, phi hành đoàn còn chưa kịp định hình xem điều gì vừa xảy ra. Nguồn ảnh: CNN.Cơ trưởng của chiếc Pan Am 103 là một người có kinh nghiệm bay rất kỳ cựu với tổng cộng 11.000 giờ bay, cơ phó của ông thậm chí còn có tới... 12.000 giờ bay. Tuy nhiên tất cả là không đủ, theo các báo cáo điều tra, phần ca-bin lái đã bị tách hoàn toàn khỏi máy bay và rơi cách phần thân gần 1 kilomets. Nguồn ảnh: Getty.Hư hại bên trong ca-bin lái cũng khẳng định không có ai có thể sống sót bên trong ca-bin này. Trừ tổ bay, trong số những người thiệt mạng có tới 179 người Mỹ và 31 người Anh. Tổng cộng số người thiệt mạng trong vụ việc lên tới 270 người trong đó có 11 nạn nhân ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: CNN.Tới năm 1991, sau 3 năm Anh và Mỹ kết hợp điều tra, các điệp viên tình báo người Libya bao gồm hai người tên Abdel Basset Ali al Megrahi và Lamen Khalifa Fhimah đã bị cáo buộc tội khủng bố. Tuy nhiên, phía Libya từ chối giao nộp hai người này cho phía Mỹ. Nguồn ảnh: CNN.Tới tận năm 2003, Lybia mới nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khủng bố này nhưng không hề tỏ ra hối tiếc. Liên Hiệp Quốc và Mỹ buộc Libya trả 8 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ việc. Pan Am 103 là một trong một loạt các vụ tai nạn nghiêm trọng của hãng Pan Am, dẫn tới việc hãng này phải phá sản vào năm 1991. Nguồn ảnh: CNN. Mời độc giả xem Video: Đêm kinh hoàng ở Scotland khi nguyên một chiếc máy bay chở khách rơi vào khu đông dân cư.
Chuyến bay 103 của hãng hàng không Pan Am (ngưng hoạt động từ năm 1991) có lộ trình thông thường từ Frankfurt tới London và bay vượt Đại Tây Dương tới Detroit - Mỹ. Đây là một trong nhiều đường bay vượt Đại Tây Dương được Pan Am sử dụng trong thời gian những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: CNN.
Vụ khủng bố xảy ra vào ngày 21/12/1989 khi trên máy bay đang có tổng cộng 243 hành khách và phi hành đoàn 16 người. Phần lớn hành khách trên chuyến bay Pan Am 103 đang trên đường về nhà để đón lễ Giáng Sinh. Nguồn ảnh: CNN.
Tuy nhiên, một thảm hoạ đã xảy ra khiến họ không bao giờ đặt chân tới được nước Mỹ. Qua điều tra, người ta đã chỉ ra rằng Pan Am 103 bị đánh bom bởi một lượng thuốc nổ khoảng từ 350 tới 450 gram ở khoang mũi phía trước máy bay. Nguồn ảnh: CNN.
Do khi đó máy bay đang ở trên độ cao rất lớn, khoảng 10.000 mét so với mực nước biển nên chênh lệch áp suất do phần thân bị vỡ từ vụ nổ đã xé toạc chiếc máy bay thành nhiều mảnh ngay từ lúc nó ở trên không. Vụ việc xảy ra quá nhanh và phi hành đoàn hoàn toàn không thể phản ứng kịp. Nguồn ảnh: CNN.
Kết quả là toàn bộ hành khách cùng chiếc Pan Am 103 đã rơi tự do từ độ cao gần 10.000 mét, rất nhiều người bị hút ra khỏi máy bay và rơi tự do xuống đất thiệt mạng. Thậm chí, mảnh vỡ của chiếc Pan Am 103 còn làm 11 người khác dưới mặt đất tử vong. Nguồn ảnh: CNN.
Pan Am 103 rơi ở Scotland, mảnh vỡ của nó trải dài trong bán kính khoảng 1,9 kilomets vuông. Theo điều tra sau này kết luận lại, vụ nổ với lượng thuốc nổ chỉ khoảng 350 tới 450 gram đã tạo ra một lỗ thủng khoảng 50 centimets vuông ở phần thân phía trước máy bay, từ lỗ thủng này, chênh lệch áp suất ở độ cao 10.000 mét đã xé toạc chiếc máy bay thành 4 mảnh lớn. Nguồn ảnh: CNN.
Tổng cộng, thời gian từ khi vụ nổ diễn ra tới khi trạm kiểm soát không lưu mất hoàn toàn liên lạc với máy bay chỉ kéo dài trong... 7 giây. Điều này có nghĩa là, chiếc máy bay đã bị xé toạc chỉ trong vòng 7 giây ngắn ngủi. Thậm chí trong 7 giây này, phi hành đoàn còn chưa kịp định hình xem điều gì vừa xảy ra. Nguồn ảnh: CNN.
Cơ trưởng của chiếc Pan Am 103 là một người có kinh nghiệm bay rất kỳ cựu với tổng cộng 11.000 giờ bay, cơ phó của ông thậm chí còn có tới... 12.000 giờ bay. Tuy nhiên tất cả là không đủ, theo các báo cáo điều tra, phần ca-bin lái đã bị tách hoàn toàn khỏi máy bay và rơi cách phần thân gần 1 kilomets. Nguồn ảnh: Getty.
Hư hại bên trong ca-bin lái cũng khẳng định không có ai có thể sống sót bên trong ca-bin này. Trừ tổ bay, trong số những người thiệt mạng có tới 179 người Mỹ và 31 người Anh. Tổng cộng số người thiệt mạng trong vụ việc lên tới 270 người trong đó có 11 nạn nhân ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: CNN.
Tới năm 1991, sau 3 năm Anh và Mỹ kết hợp điều tra, các điệp viên tình báo người Libya bao gồm hai người tên Abdel Basset Ali al Megrahi và Lamen Khalifa Fhimah đã bị cáo buộc tội khủng bố. Tuy nhiên, phía Libya từ chối giao nộp hai người này cho phía Mỹ. Nguồn ảnh: CNN.
Tới tận năm 2003, Lybia mới nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khủng bố này nhưng không hề tỏ ra hối tiếc. Liên Hiệp Quốc và Mỹ buộc Libya trả 8 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ việc. Pan Am 103 là một trong một loạt các vụ tai nạn nghiêm trọng của hãng Pan Am, dẫn tới việc hãng này phải phá sản vào năm 1991. Nguồn ảnh: CNN.
Mời độc giả xem Video: Đêm kinh hoàng ở Scotland khi nguyên một chiếc máy bay chở khách rơi vào khu đông dân cư.