Tình trạng bất ổn tại Bolivia bùng phát kể từ khi ông Morales, 60 tuổi, tuyên bố đắc cử Tổng thống Bolivia nhiệm kỳ thứ tư hôm 20/10. (Nguồn ảnh: Reuters)Nhiều người nghi ngờ ông Morales gian lận để có đủ 50% phiếu bầu và tránh được cuộc bầu cử vòng hai với lãnh đạo đảng đối lập Carlos Mesa. Phe đối lập kêu gọi tổ chức bỏ phiếu lại, trong khi các cuộc biểu tình phản đối ông Morales ngày càng trở nên bạo lực.Hôm 10/11, Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố từ chức sau khi mất đi sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát nước này.Được biết, lực lượng cảnh sát ở nhiều thành phố của Bolivia đã tham gia vào phong trào biểu tình chống Tổng thống Morales.Cựu Tổng thống Bolivia ngày 11/11 chỉ trích hai thủ lĩnh phe đối lập là Carlos Mesa và Luis Fernando Camacho là những người sẽ đi vào lịch sử Bolivia như những "kẻ đảo chính" và phân biệt chủng tộc.Ông Morales cho rằng "những thế lực hắc ám đã phá hủy nền dân chủ quốc gia" và họ phải chịu trách nhiệm về việc tái lập hòa bình tại quốc gia Nam Mỹ này.Người dân ở La Paz ăn mừng sau khi ông Morales thông báo từ chức hôm 10/11.Tuy nhiên, quyết định từ chức của ông Morales cũng chưa thể "dẹp yên" tình trạng bất ổn trong nước.Bạo lực bùng phát tại La Paz đêm 10/11 khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales đụng độ với người biểu tình đối lập.Hàng loạt vụ cướp phá và phóng hỏa cũng đã xảy ra khiến nhiều tòa nhà tại La Paz bốc cháy.Hiện tại, chính trường Bolivia tiếp tục rơi vào tình trạng bất định toàn diện khi tất cả các nhân vật theo thứ tự đảm nhiệm cương vị Tổng thống theo quy định của Hiến pháp nước này đều đã từ chức cùng thời điểm hoặc trước ông Morales.Lực lượng cảnh sát chống bạo động Bolivia được triển khai ở La Paz hôm 22/10.Hơi cay mù mịt trên đường phố La Paz trong cuộc biểu tình ngày 22/10.Hình ảnh về cuộc đụng độ dữ dội ở Santa Cruz hôm 23/10. Mời độc giả xem video: Tổng thống Bolivia Evo Morales từ chức (Nguồn: CBSN)
Tình trạng bất ổn tại Bolivia bùng phát kể từ khi ông Morales, 60 tuổi, tuyên bố đắc cử Tổng thống Bolivia nhiệm kỳ thứ tư hôm 20/10. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nhiều người nghi ngờ ông Morales gian lận để có đủ 50% phiếu bầu và tránh được cuộc bầu cử vòng hai với lãnh đạo đảng đối lập Carlos Mesa. Phe đối lập kêu gọi tổ chức bỏ phiếu lại, trong khi các cuộc biểu tình phản đối ông Morales ngày càng trở nên bạo lực.
Hôm 10/11, Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố từ chức sau khi mất đi sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát nước này.
Được biết, lực lượng cảnh sát ở nhiều thành phố của Bolivia đã tham gia vào phong trào biểu tình chống Tổng thống Morales.
Cựu Tổng thống Bolivia ngày 11/11 chỉ trích hai thủ lĩnh phe đối lập là Carlos Mesa và Luis Fernando Camacho là những người sẽ đi vào lịch sử Bolivia như những "kẻ đảo chính" và phân biệt chủng tộc.
Ông Morales cho rằng "những thế lực hắc ám đã phá hủy nền dân chủ quốc gia" và họ phải chịu trách nhiệm về việc tái lập hòa bình tại quốc gia Nam Mỹ này.
Người dân ở La Paz ăn mừng sau khi ông Morales thông báo từ chức hôm 10/11.
Tuy nhiên, quyết định từ chức của ông Morales cũng chưa thể "dẹp yên" tình trạng bất ổn trong nước.
Bạo lực bùng phát tại La Paz đêm 10/11 khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales đụng độ với người biểu tình đối lập.
Hàng loạt vụ cướp phá và phóng hỏa cũng đã xảy ra khiến nhiều tòa nhà tại La Paz bốc cháy.
Hiện tại, chính trường Bolivia tiếp tục rơi vào tình trạng bất định toàn diện khi tất cả các nhân vật theo thứ tự đảm nhiệm cương vị Tổng thống theo quy định của Hiến pháp nước này đều đã từ chức cùng thời điểm hoặc trước ông Morales.
Lực lượng cảnh sát chống bạo động Bolivia được triển khai ở La Paz hôm 22/10.
Hơi cay mù mịt trên đường phố La Paz trong cuộc biểu tình ngày 22/10.
Hình ảnh về cuộc đụng độ dữ dội ở Santa Cruz hôm 23/10.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Bolivia Evo Morales từ chức (Nguồn: CBSN)