Một trong những nhân vật thuộc phong trào cựu hữu ở châu Âu đang dẫn điểm trong cuộc bầu cử quốc hội Hà Lan là Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do cánh hữu (PVV). Ông này có những phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo khi đánh đồng kinh Koran với tư tưởng của trùm phát xít Hitler. Ảnh ReutersGeert Wilders, 53 tuổi, còn tuyên bố muốn ngăn chặn người nhập cư Hồi giáo, đóng cửa tất cả các nhà thờ Hồi giáo, cấm kinh Koran. Ảnh ReutersNăm 1990, ông Wilders bắt đầu bước chân vào làng chính trị sau một thời gian làm cho hãng bảo hiểm y tế. Ảnh ReutersÔng Wilders sống trong những căn nhà kiên cố, được bảo vệ 24/24h để tránh các phần tử Hồi giáo cực đoan đe dọa giết ông. Ảnh ReutersÔng nằm trong danh sách truy nã của cả Taliban lẫn mạng lưới khủng bố al Qaeda. Ảnh ReutersNhân vật điển hình tiếp theo cho sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu ở châu Âu cần phải kể tới đó là bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN) cực hữu ở Pháp Bà nổi lên là ứng viên tiềm năng trong cuộc bầu cử sắp tới. Bà Le Pen cam kết “thiết lập lại đồng tiền quốc gia”, bảo hộ kinh tế, trục xuất người nước ngoài nhập cư trái phép và hạn chế nhập cư. Ảnh ReutersCựu Chủ tịch Đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage là thành viên Nghị viện châu Âu. Là một người theo tử tưởng chống người nhập cư, ông là đầu tàu trong chiến dịch Anh rời EU (hay Brexit). Ảnh ReutersJimmie Akesson, thủ lĩnh Đảng Dân chủ cực hữu ở Thụy Điển. Ảnh ReutersNorbert Hofer, thủ lĩnh Đảng Tự do cánh hữu ở Áo. Ông này tập trung vào cuộc khủng hoảng người tị nạn và đang kêu gọi thiết lập lệnh cấm những “di dân kinh tế” theo cách gọi của đảng này. Ảnh ReutersLãnh đạo đảng cực hữu "Sự lựa chọn khác cho nước Đức" (AfD), bà Frauke Petry. Ảnh ReutersMột khuôn mặt cánh hữu khác là Matteo Salvini của Liên đoàn phương Bắc Italy. Ảnh ReutersChủ tịch Đảng cánh hữu Jobbik ở Hungary Gabor Vona. Cuộc thăm dò dư luận mới nhất do trung tâm nghiên cứu Tarki thực hiện cho thất, sự ủng hộ của người dân dành cho đảng Jobbik là 10% vào hồi tháng 10/2016 so với mức 14% hồi tháng 7/2016. Ảnh ReutersThủ tướng Hungary kiêm thủ lĩnh đảng bảo thủ Fidesz, Viktor Orban, Năm 2015, ông Orban đã ra chỉ thị lập hàng rào thép gai ở biên giới phía nam và điều động hàng nghìn binh lính, cảnh sát để ngăn dòng người nhập cư đổ về đây. Ảnh ReutersTom van Grieken, Chủ tịch đảng Vlaams Belang (Bỉ). Ảnh ReutersThủ lĩnh đảng cực hữu Golden Dawn ở Hy Lạp là ông Nikolaos Mihaloliakos. Đảng này được cho là theo đường lối phát xít mới. Ảnh Reuters
Một trong những nhân vật thuộc phong trào cựu hữu ở châu Âu đang dẫn điểm trong cuộc bầu cử quốc hội Hà Lan là Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do cánh hữu (PVV). Ông này có những phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo khi đánh đồng kinh Koran với tư tưởng của trùm phát xít Hitler. Ảnh Reuters
Geert Wilders, 53 tuổi, còn tuyên bố muốn ngăn chặn người nhập cư Hồi giáo, đóng cửa tất cả các nhà thờ Hồi giáo, cấm kinh Koran. Ảnh Reuters
Năm 1990, ông Wilders bắt đầu bước chân vào làng chính trị sau một thời gian làm cho hãng bảo hiểm y tế. Ảnh Reuters
Ông Wilders sống trong những căn nhà kiên cố, được bảo vệ 24/24h để tránh các phần tử Hồi giáo cực đoan đe dọa giết ông. Ảnh Reuters
Ông nằm trong danh sách truy nã của cả Taliban lẫn mạng lưới khủng bố al Qaeda. Ảnh Reuters
Nhân vật điển hình tiếp theo cho sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu ở châu Âu cần phải kể tới đó là bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN) cực hữu ở Pháp Bà nổi lên là ứng viên tiềm năng trong cuộc bầu cử sắp tới. Bà Le Pen cam kết “thiết lập lại đồng tiền quốc gia”, bảo hộ kinh tế, trục xuất người nước ngoài nhập cư trái phép và hạn chế nhập cư. Ảnh Reuters
Cựu Chủ tịch Đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage là thành viên Nghị viện châu Âu. Là một người theo tử tưởng chống người nhập cư, ông là đầu tàu trong chiến dịch Anh rời EU (hay Brexit). Ảnh Reuters
Jimmie Akesson, thủ lĩnh Đảng Dân chủ cực hữu ở Thụy Điển. Ảnh Reuters
Norbert Hofer, thủ lĩnh Đảng Tự do cánh hữu ở Áo. Ông này tập trung vào cuộc khủng hoảng người tị nạn và đang kêu gọi thiết lập lệnh cấm những “di dân kinh tế” theo cách gọi của đảng này. Ảnh Reuters
Lãnh đạo đảng cực hữu "Sự lựa chọn khác cho nước Đức" (AfD), bà Frauke Petry. Ảnh Reuters
Một khuôn mặt cánh hữu khác là Matteo Salvini của Liên đoàn phương Bắc Italy. Ảnh Reuters
Chủ tịch Đảng cánh hữu Jobbik ở Hungary Gabor Vona. Cuộc thăm dò dư luận mới nhất do trung tâm nghiên cứu Tarki thực hiện cho thất, sự ủng hộ của người dân dành cho đảng Jobbik là 10% vào hồi tháng 10/2016 so với mức 14% hồi tháng 7/2016. Ảnh Reuters
Thủ tướng Hungary kiêm thủ lĩnh đảng bảo thủ Fidesz, Viktor Orban, Năm 2015, ông Orban đã ra chỉ thị lập hàng rào thép gai ở biên giới phía nam và điều động hàng nghìn binh lính, cảnh sát để ngăn dòng người nhập cư đổ về đây. Ảnh Reuters
Tom van Grieken, Chủ tịch đảng Vlaams Belang (Bỉ). Ảnh Reuters
Thủ lĩnh đảng cực hữu Golden Dawn ở Hy Lạp là ông Nikolaos Mihaloliakos. Đảng này được cho là theo đường lối phát xít mới. Ảnh Reuters