Nhiều thành phố lớn ở châu Âu đang xúc tiến các biện pháp chưa từng có tiền lệ để hạn chế tác động của đợt sóng nhiệt lịch sử ở châu Âu. Nhiệt độ trên khắp "lục địa già" chạm ngưỡng cao nhất trong tháng 6 các năm hay thậm chí đạt mức nóng kỷ lục. Ảnh: AFP.Giới chức nhiều địa phương cảnh báo nhiệt độ có thể vượt mốc 40 độ C hoặc lên đến 45 độ C trong ngày 29/6. Khối khí nóng từ phía bắc sa mạc Sahara được hút về hướng châu Âu do một cơn bão kéo dài trên Đại Tây Dương và khu vực áp suất cao ở Trung Âu. Ảnh: AFP.Tại Đức, nhiệt độ ngày 26/6 ở Coschen gần biên giới Ba Lan đã lên đến 38,6 độ C, vượt mức nhiệt ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Giới chức thành phố ban hành giới hạn tốc độ 120 km/h trên cao tốc Saxony-Anhalt vì mặt đường bắt đầu xuống cấp dưới sức nóng kinh hoàng. Đường ray xe lửa gần Rostock, khu vực duyên hải Baltic, bắt đầu cong vẹo vì nhiệt độ cao gây giãn nở. Ảnh: AFP.Trong khi đó, giới chức Pháp dự báo nhiệt độ có thể xô đổ kỷ lục 44,1 độ C trong ngày 28/6. Trường học tại nhiều địa phương được lệnh đóng cửa đến tuần sau. Ảnh: AFP.Chính quyền các thành phố Paris, Lyon, Strasbourg và Marseille ban hành lệnh cấm xe đời cũ vào trung tâm thành phố để hạn chế ô nhiễm. Các địa phương trong vùng Ile-de-France, gồm Paris và 7 tỉnh trung tâm nước Pháp, ước tính lệnh sẽ tác động đến 60% phương tiện giao thông trong và xung quanh thủ đô nước Pháp. Ảnh: AFP.Gió lớn và nhiệt độ cao khiến một vụ cháy rừng tuần này ở vùng Catalonia, Tây Ban Nha, thêm trầm trọng. Ít nhất 2.5000 ha đất rừng bị tàn phá. Hàng trăm lính cứu hỏa và 14 máy bay thả "bom nước" được huy động để kiểm soát đám cháy trong đêm 26/6. Ảnh: AFP.Tại thành phố Milan của Italy, nhiệt độ dự kiến đạt mốc 40 độ C trong tuần này. Các hội nhóm thiện nguyện đã lên kế hoạch phân phát gần 10.000 chai nước miễn phí cho người vô gia cư và những ai cần giúp đỡ. Trong khi đó, ít nhất 33 trong số 50 tỉnh của Tây Ban Nha có thể ghi nhận mức nóng kỷ lục vượt 44 độ C. Ảnh: Reuters.Tại miền Nam nước Pháp, đã có ít nhất ba trường hợp tử vong do trụy tim hoặc bệnh lý khác khi bơi. Dù chưa có xác nhận những trường hợp này liên quan đến đợt sóng nhiệt, giới chức y tế Pháp vẫn khuyến nghị người dân không đầm mình vào nước lạnh đột ngột trong thời tiết nóng oi ả như hiện nay. Ảnh: AFP.Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ba Lan xác nhận đã xảy ra gần 90 vụ chết đuối chỉ trong tháng 6 tại nước này. Phần lớn nạn nhân đến ao hồ và sông ngòi để trốn cái nóng ngoài sức chịu đựng. Khoảng 27 tai nạn với lý do tương tự cũng xảy ra tại Lithuania với mức nhiệt vượt mốc 35 độ C. Ảnh: AFP.Giới khoa học đánh giá đợt sóng nhiệt hè 2019 cũng có mối liên quan với hiện tượng biến đổi khí hậu như năm ngoái. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng khí hậu cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Accuweather.
Mời độc giả xem thêm video: Châu Âu mệt mỏi vì nắng nóng, cháy rừng (Nguồn: VTC14)
Nhiều thành phố lớn ở châu Âu đang xúc tiến các biện pháp chưa từng có tiền lệ để hạn chế tác động của đợt sóng nhiệt lịch sử ở châu Âu. Nhiệt độ trên khắp "lục địa già" chạm ngưỡng cao nhất trong tháng 6 các năm hay thậm chí đạt mức nóng kỷ lục. Ảnh: AFP.
Giới chức nhiều địa phương cảnh báo nhiệt độ có thể vượt mốc 40 độ C hoặc lên đến 45 độ C trong ngày 29/6. Khối khí nóng từ phía bắc sa mạc Sahara được hút về hướng châu Âu do một cơn bão kéo dài trên Đại Tây Dương và khu vực áp suất cao ở Trung Âu. Ảnh: AFP.
Tại Đức, nhiệt độ ngày 26/6 ở Coschen gần biên giới Ba Lan đã lên đến 38,6 độ C, vượt mức nhiệt ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Giới chức thành phố ban hành giới hạn tốc độ 120 km/h trên cao tốc Saxony-Anhalt vì mặt đường bắt đầu xuống cấp dưới sức nóng kinh hoàng. Đường ray xe lửa gần Rostock, khu vực duyên hải Baltic, bắt đầu cong vẹo vì nhiệt độ cao gây giãn nở. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, giới chức Pháp dự báo nhiệt độ có thể xô đổ kỷ lục 44,1 độ C trong ngày 28/6. Trường học tại nhiều địa phương được lệnh đóng cửa đến tuần sau. Ảnh: AFP.
Chính quyền các thành phố Paris, Lyon, Strasbourg và Marseille ban hành lệnh cấm xe đời cũ vào trung tâm thành phố để hạn chế ô nhiễm. Các địa phương trong vùng Ile-de-France, gồm Paris và 7 tỉnh trung tâm nước Pháp, ước tính lệnh sẽ tác động đến 60% phương tiện giao thông trong và xung quanh thủ đô nước Pháp. Ảnh: AFP.
Gió lớn và nhiệt độ cao khiến một vụ cháy rừng tuần này ở vùng Catalonia, Tây Ban Nha, thêm trầm trọng. Ít nhất 2.5000 ha đất rừng bị tàn phá. Hàng trăm lính cứu hỏa và 14 máy bay thả "bom nước" được huy động để kiểm soát đám cháy trong đêm 26/6. Ảnh: AFP.
Tại thành phố Milan của Italy, nhiệt độ dự kiến đạt mốc 40 độ C trong tuần này. Các hội nhóm thiện nguyện đã lên kế hoạch phân phát gần 10.000 chai nước miễn phí cho người vô gia cư và những ai cần giúp đỡ. Trong khi đó, ít nhất 33 trong số 50 tỉnh của Tây Ban Nha có thể ghi nhận mức nóng kỷ lục vượt 44 độ C. Ảnh: Reuters.
Tại miền Nam nước Pháp, đã có ít nhất ba trường hợp tử vong do trụy tim hoặc bệnh lý khác khi bơi. Dù chưa có xác nhận những trường hợp này liên quan đến đợt sóng nhiệt, giới chức y tế Pháp vẫn khuyến nghị người dân không đầm mình vào nước lạnh đột ngột trong thời tiết nóng oi ả như hiện nay. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ba Lan xác nhận đã xảy ra gần 90 vụ chết đuối chỉ trong tháng 6 tại nước này. Phần lớn nạn nhân đến ao hồ và sông ngòi để trốn cái nóng ngoài sức chịu đựng. Khoảng 27 tai nạn với lý do tương tự cũng xảy ra tại Lithuania với mức nhiệt vượt mốc 35 độ C. Ảnh: AFP.
Giới khoa học đánh giá đợt sóng nhiệt hè 2019 cũng có mối liên quan với hiện tượng biến đổi khí hậu như năm ngoái. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng khí hậu cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Accuweather.
Mời độc giả xem thêm video: Châu Âu mệt mỏi vì nắng nóng, cháy rừng (Nguồn: VTC14)