Cuộc biểu tình đòi cấm thịt chó diễn ra đúng vào ngày "chobok" của Hàn Quốc, thời điểm bắt đầu 3 ngày nóng nhất mùa hè tính theo âm lịch. "Chobok" năm nay rơi vào ngày 12/7. Theo truyền thống, người Hàn Quốc vào ngày này sẽ ăn những món nóng và nhiều thịt như "samgyetang" (canh gà nhân sâm) hoặc thịt chó để giải nhiệt. Ảnh: AP.Người biểu tình đòi Ủy ban Nông nghiệp và Chăn nuôi của Quốc hội Hàn Quốc thông qua bản chỉnh sửa Đạo luật Bảo vệ Động vật, cấm hoạt động giết thịt và buôn bán thịt chó tại Hàn Quốc. Họ cũng yêu cầu chính quyền cân nhắc xây nghĩa trang cho động vật và điều chỉnh hệ thống đăng ký vật nuôi để chấm dứt tình trạng thú cưng bị bỏ rơi. Ảnh: AP.Cuộc biểu tình diễn ra trước tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ngày 12/7. Người biểu tình mang theo nhiều mô hình chó bị giết bằng sốc điện ở các lò mổ. Một người biểu tình còn ôm theo xác chó con chết vì những điều kiện chăm sóc tồi tệ ở trại nuôi chó để thịt, theo Korea Times. Ảnh: AP.Tháng 6/2018, nghị sĩ Pyo Chang Won của đảng Dân chủ Hàn Quốc đã đề xuất một dự thảo chỉnh sửa của Đạo luật Bảo vệ Động vật, cấm giết thịt những con vật không được xem là gia súc hoặc gia cầm. Nội dung này đồng nghĩa với việc cấm giết thịt chó và mèo. Ảnh: AP.Tuy nhiên, đạo luật này bị kẹt ở Ủy ban Nông nghiệp và Chăn nuôi của Quốc hội Hàn Quốc suốt 1 năm qua. Nó thậm chí không được mang ra thảo luận lại. Các nhóm bảo vệ động vật cho rằng sự trì hoãn điều chỉnh đạo luật đã dẫn đến cái chết của gần 1 triệu con chó trong các lò mổ. Ảnh: AP.Cuộc biểu tình ngày 12/7 còn có sự tham gia của diễn viên người Mỹ Kim Basinger. Diễn viên 65 tuổi kêu gọi giới nghệ sĩ và người nổi tiếng tại Hàn Quốc cùng tham gia phong trào cấm mua bán thịt chó ở nước này. "Tôi rất thích K-Pop và giới nghệ sĩ tại Seoul. Nếu các bạn lắng nghe tôi thì hãy can đảm lên và tham gia", bà Basinger nói. Ảnh: AP.Ngay cạnh bên cuộc biểu tình phản đối ngành công nghiệp thịt chó trước cửa Quốc hội Hàn Quốc, một nhóm khoảng 20 thành viên của Hiệp hội Thịt chó Hàn Quốc lại mở tiệc khiêu khích. Truyền thông Hàn Quốc cho biết hai cuộc biểu tình đều diễn ra bình thường và không có xô xát. Ảnh: AP.Những thành viên Hội Thịt chó Hàn Quốc cho rằng món ăn này lại cần được pháp luật bảo vệ. Người dân Hàn Quốc không thường xuyên ăn thịt chó nhưng món ăn này rất được ưa chuộng vào tháng 7 và 8, khi tiết trời nóng bức. Họ tin rằng món súp bosintang được chế biến từ thịt chó có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sinh lực. Ảnh: AP.Nhóm còn tổ chức một sự kiện nếm thử thịt chó và mời những người đứng gần tham dự. Những thành viên hiệp hội này cho rằng chó cần được xem như những loại gia súc khác, đồng thời khẳng định ngành công nghiệp thịt chó là sinh kế của gần 70.000 người. Ảnh: Korea Times.Theo khảo sát năm 2018, được 2 nhóm tổ chức cuộc biểu tình phản đối thịt chó là Làn sóng Giải phóng Động vật (ALW) và Cơ hội Cuối cùng cho Động vật (LCA) cung cấp, có 46% người Hàn Quốc ủng hộ cấm tiêu thụ thịt chó, trong khi 18,5% phản đối lệnh cấm. Ảnh: Korea Times.Kết quả khảo sát trên không quá bất ngờ, đặc biệt khi 1/5 dân số Hàn Quốc có nuôi thú cưng. Nhiều chợ thịt chó truyền thống cũng đang biến mất dần. Chợ thịt chó được đóng cửa gần nhất là ở Gupo vào ngày 1/7. Ảnh: Korea Times. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Cuộc biểu tình đòi cấm thịt chó diễn ra đúng vào ngày "chobok" của Hàn Quốc, thời điểm bắt đầu 3 ngày nóng nhất mùa hè tính theo âm lịch. "Chobok" năm nay rơi vào ngày 12/7. Theo truyền thống, người Hàn Quốc vào ngày này sẽ ăn những món nóng và nhiều thịt như "samgyetang" (canh gà nhân sâm) hoặc thịt chó để giải nhiệt. Ảnh: AP.
Người biểu tình đòi Ủy ban Nông nghiệp và Chăn nuôi của Quốc hội Hàn Quốc thông qua bản chỉnh sửa Đạo luật Bảo vệ Động vật, cấm hoạt động giết thịt và buôn bán thịt chó tại Hàn Quốc. Họ cũng yêu cầu chính quyền cân nhắc xây nghĩa trang cho động vật và điều chỉnh hệ thống đăng ký vật nuôi để chấm dứt tình trạng thú cưng bị bỏ rơi. Ảnh: AP.
Cuộc biểu tình diễn ra trước tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ngày 12/7. Người biểu tình mang theo nhiều mô hình chó bị giết bằng sốc điện ở các lò mổ. Một người biểu tình còn ôm theo xác chó con chết vì những điều kiện chăm sóc tồi tệ ở trại nuôi chó để thịt, theo Korea Times. Ảnh: AP.
Tháng 6/2018, nghị sĩ Pyo Chang Won của đảng Dân chủ Hàn Quốc đã đề xuất một dự thảo chỉnh sửa của Đạo luật Bảo vệ Động vật, cấm giết thịt những con vật không được xem là gia súc hoặc gia cầm. Nội dung này đồng nghĩa với việc cấm giết thịt chó và mèo. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, đạo luật này bị kẹt ở Ủy ban Nông nghiệp và Chăn nuôi của Quốc hội Hàn Quốc suốt 1 năm qua. Nó thậm chí không được mang ra thảo luận lại. Các nhóm bảo vệ động vật cho rằng sự trì hoãn điều chỉnh đạo luật đã dẫn đến cái chết của gần 1 triệu con chó trong các lò mổ. Ảnh: AP.
Cuộc biểu tình ngày 12/7 còn có sự tham gia của diễn viên người Mỹ Kim Basinger. Diễn viên 65 tuổi kêu gọi giới nghệ sĩ và người nổi tiếng tại Hàn Quốc cùng tham gia phong trào cấm mua bán thịt chó ở nước này. "Tôi rất thích K-Pop và giới nghệ sĩ tại Seoul. Nếu các bạn lắng nghe tôi thì hãy can đảm lên và tham gia", bà Basinger nói. Ảnh: AP.
Ngay cạnh bên cuộc biểu tình phản đối ngành công nghiệp thịt chó trước cửa Quốc hội Hàn Quốc, một nhóm khoảng 20 thành viên của Hiệp hội Thịt chó Hàn Quốc lại mở tiệc khiêu khích. Truyền thông Hàn Quốc cho biết hai cuộc biểu tình đều diễn ra bình thường và không có xô xát. Ảnh: AP.
Những thành viên Hội Thịt chó Hàn Quốc cho rằng món ăn này lại cần được pháp luật bảo vệ. Người dân Hàn Quốc không thường xuyên ăn thịt chó nhưng món ăn này rất được ưa chuộng vào tháng 7 và 8, khi tiết trời nóng bức. Họ tin rằng món súp bosintang được chế biến từ thịt chó có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sinh lực. Ảnh: AP.
Nhóm còn tổ chức một sự kiện nếm thử thịt chó và mời những người đứng gần tham dự. Những thành viên hiệp hội này cho rằng chó cần được xem như những loại gia súc khác, đồng thời khẳng định ngành công nghiệp thịt chó là sinh kế của gần 70.000 người. Ảnh: Korea Times.
Theo khảo sát năm 2018, được 2 nhóm tổ chức cuộc biểu tình phản đối thịt chó là Làn sóng Giải phóng Động vật (ALW) và Cơ hội Cuối cùng cho Động vật (LCA) cung cấp, có 46% người Hàn Quốc ủng hộ cấm tiêu thụ thịt chó, trong khi 18,5% phản đối lệnh cấm. Ảnh: Korea Times.
Kết quả khảo sát trên không quá bất ngờ, đặc biệt khi 1/5 dân số Hàn Quốc có nuôi thú cưng. Nhiều chợ thịt chó truyền thống cũng đang biến mất dần. Chợ thịt chó được đóng cửa gần nhất là ở Gupo vào ngày 1/7. Ảnh: Korea Times. *) Title do Kiến Thức biên tập lại