Lễ hội Deopokhari - một lễ hội giết dê ở Nepal - diễn ra vào tháng 8 hàng năm ở Khokana, một trong những làng cổ nhất ở thung lũng Kathmandu. Các nhà bảo vệ động vật cho rằng lễ hội này quá "man rợ".Chín người đàn ông ném một con dê khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi xuống ao Deu gần đền Rudrayani rồi nhảy xuống ao để dìm và xé xác nó. Người nào giết được vật tế thần sẽ dẫn đầu đám rước của năm.Tổ chức Bảo vệ Động vật Nepal (AWNN) phát động một chiến dịch nhằm phản đối nghi thức hiến tế ở lễ hội trong nhiều năm qua.Hiệp hội Quyền động vật PETA cũng góp sức với tổ chức AWNN trong chiến dịch chống lễ hội Deopokhari. PETA nhấn mạnh rằng, những hành động man rợ tại lễ hội ở Nepal sẽ làm hoen ố hình ảnh quốc gia này trước thế giới.Nhiều người dân Châu Âu và Nepal đưa ra những kiến nghị trên các trang như Change.org để kêu gọi giới chức Nepal cấm hành động hiến tế tàn nhẫn.Nghi thức hiến tế trong lễ hội bắt nguồn từ thế kỷ 12. Người dân ở Newari dìm một con dê để tế các thần ngự trị trong ao sau khi một đứa trẻ chết đuối tại đây.Lễ hội Deopokhari không phải là sự kiện duy nhất ở Nepal khiến các nhà bảo vệ động vật chú ý. Một lễ hội tôn giáo khác, diễn ra 5 năm một lần, ở Nepal cũng khá rùng rợn vì người ta thảm sát 250.000 con trâu, chim và dê. Hàng triệu người tham gia lễ hội này tại đền Bariyarpur, gần biên giới Ấn Độ, để tôn vinh thần Sức mạnh Gadhimai.
Lễ hội Deopokhari - một lễ hội giết dê ở Nepal - diễn ra vào tháng 8 hàng năm ở Khokana, một trong những làng cổ nhất ở thung lũng Kathmandu. Các nhà bảo vệ động vật cho rằng lễ hội này quá "man rợ".
Chín người đàn ông ném một con dê khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi xuống ao Deu gần đền Rudrayani rồi nhảy xuống ao để dìm và xé xác nó. Người nào giết được vật tế thần sẽ dẫn đầu đám rước của năm.
Tổ chức Bảo vệ Động vật Nepal (AWNN) phát động một chiến dịch nhằm phản đối nghi thức hiến tế ở lễ hội trong nhiều năm qua.
Hiệp hội Quyền động vật PETA cũng góp sức với tổ chức AWNN trong chiến dịch chống lễ hội Deopokhari. PETA nhấn mạnh rằng, những hành động man rợ tại lễ hội ở Nepal sẽ làm hoen ố hình ảnh quốc gia này trước thế giới.
Nhiều người dân Châu Âu và Nepal đưa ra những kiến nghị trên các trang như Change.org để kêu gọi giới chức Nepal cấm hành động hiến tế tàn nhẫn.
Nghi thức hiến tế trong lễ hội bắt nguồn từ thế kỷ 12. Người dân ở Newari dìm một con dê để tế các thần ngự trị trong ao sau khi một đứa trẻ chết đuối tại đây.
Lễ hội Deopokhari không phải là sự kiện duy nhất ở Nepal khiến các nhà bảo vệ động vật chú ý. Một lễ hội tôn giáo khác, diễn ra 5 năm một lần, ở Nepal cũng khá rùng rợn vì người ta thảm sát 250.000 con trâu, chim và dê. Hàng triệu người tham gia lễ hội này tại đền Bariyarpur, gần biên giới Ấn Độ, để tôn vinh thần Sức mạnh Gadhimai.