Người dân khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị các hoạt động cho thời khắc giao thừa đón năm mới 2021. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn hoành hành khiến không khí chào năm mới 2021 ở khắp nơi đều không thể sôi động và nhộn nhịp như những năm trước. Ảnh: Đêm giao thừa những năm trước ở New York (Mỹ). Ảnh: Eventbrite.
Theo Sky News, hoạt động lễ hội đón năm mới 2021 sẽ bị giảm quy mô hoặc hủy bỏ tại nhiều nơi trên thế giới vì lệnh phong tỏa hoặc hạn chế đi lại, cấm tụ tập đông người để phòng, chống COVID-19. Ảnh: Nước Anh vắng lặng vì lệnh phong tỏa sau khi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại nước này. Ảnh: Getty.
Người dân trên khắp thế giới đang chuẩn bị đón năm mới với những cách thức khác nhau. Thông điệp “Hãy ở nhà” được nhiều người truyền tai nhau như một lời nhắc nhở về cách mà toàn nhân loại có thể cùng làm để vượt qua sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch COVID-19. Ảnh: Getty.
Theo The Guardian, tại Anh, nơi báo cáo 981 trường hợp tử vong vì COVID-19 hôm 30/12, những người có kế hoạch ăn mừng đêm giao thừa đã được cảnh báo rằng họ phải rời khỏi các bữa tiệc sau đó để tránh tụ tập đông người, đề phòng lây nhiễm virus. Ảnh: PA.
Pháp đã thông báo sẽ triển khai 100.000 nhân viên an ninh để kiểm soát tình trạng tụ tập đông người, tiệc tùng và hành vi đốt phương tiện vào đêm 31/12. Người dân Paris dự kiến sẽ phải ở yên trong nhà từ 20h tối đến 6h hôm sau. Ảnh: AA.
Chính quyền Thành phố Sydney của Australia, một trong những thành phố lớn đầu tiên trên thế giới đón năm mới với màn đếm ngược và bắn pháo hoa ở khu vực nhà hát Opera Sydney, đã cấm tụ tập đông người vào đêm Giao thừa. Ảnh: AAP.
Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia dự kiến không tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc ngoài trời đêm giao thừa, không bắn pháo hoa, đồng thời cấm tụ tập đông người. Hầu hết rạp chiếu phim, quán bar, cửa hàng giải trí đều đóng cửa và các trung tâm mua sắm, điểm du lịch lớn ở đây sẽ không tổ chức ăn mừng như mọi năm. Ảnh: Newyearsevekualalumpur.
Trong khi đó, người dân thủ đô Seoul (Hàn Quốc) sẽ không có cơ hội tham gia lễ đánh chuông chào năm mới tại tháp chuông Bosingak như mọi năm do COVID-19. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng siết chặt quy tắc phòng dịch đối với các nhà hàng, quán ăn…, chẳng hạn như cấm đặt bàn trên 5 người. Ảnh: Chuông Bosingak. Ảnh: seoul.go.kr.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (ảnh) kêu gọi người dân nước này đón năm mới 2021 trong lặng lẽ, hạn chế các cuộc tụ họp với gia đình và bạn bè nhằm kiềm chế số ca lây mắc COVID-19 đang tăng nhanh tại nước này. Ảnh: BBC.
Quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) là một trong những địa điểm đón năm mới vô cùng nổi tiếng. Được biết, các công nhân đã thay mới 192 mảnh tam giác trên quả cầu pha lê, khâu cuối cùng trước nghi thức thả quả cầu trong lễ hội đếm ngược vào đêm giao thừa hôm nay . Ảnh: AP.
Tuy nhiên, dự kiến, Quảng trường Thời đại năm nay sẽ vắng bóng người do tình hình dịch bệnh phức tạp tại Mỹ. Sự kiện thả quả cầu pha lê sẽ được trực tiếp trên truyền hình để người dân có thể theo dõi từ nhà. Ảnh: AP.
Nước Nga đã trang hoàng để đón năm mới 2021. Thủ đô Moscow năm nay không có các lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy trên các tuyến phố trung tâm. Ảnh: RBTH.
Tại thủ đô Moscow, dù không tiến hành thêm các hạn chế, nhưng các nhà hàng, quán bar chỉ được mở cửa từ 6h sáng đến 23h tối. Các nhà hát, rạp chiếu phim…bố trí không quá 1/4 sức chứa. Ảnh: RBTH.
Chia sẻ về dự định đón năm mới 2021 với VOV, chị Irina (ở Nga) cho biết: “Tôi sẽ ở nhà với những người thân, cùng với chồng, con. Tôi hy vọng năm sau sẽ được tự do hơn để đón năm mới rực rỡ, vui vẻ hơn. Tôi mong mọi người sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”. Ảnh: RBTH. Mời độc giả xem thêm video: Phố New York mùa COVID-19 (Nguồn video: VTV)
Người dân khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị các hoạt động cho thời khắc giao thừa đón năm mới 2021. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn hoành hành khiến không khí chào năm mới 2021 ở khắp nơi đều không thể sôi động và nhộn nhịp như những năm trước. Ảnh: Đêm giao thừa những năm trước ở New York (Mỹ). Ảnh: Eventbrite.
Theo Sky News, hoạt động lễ hội đón năm mới 2021 sẽ bị giảm quy mô hoặc hủy bỏ tại nhiều nơi trên thế giới vì lệnh phong tỏa hoặc hạn chế đi lại, cấm tụ tập đông người để phòng, chống COVID-19. Ảnh: Nước Anh vắng lặng vì lệnh phong tỏa sau khi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại nước này. Ảnh: Getty.
Người dân trên khắp thế giới đang chuẩn bị đón năm mới với những cách thức khác nhau. Thông điệp “Hãy ở nhà” được nhiều người truyền tai nhau như một lời nhắc nhở về cách mà toàn nhân loại có thể cùng làm để vượt qua sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch COVID-19. Ảnh: Getty.
Theo The Guardian, tại Anh, nơi báo cáo 981 trường hợp tử vong vì COVID-19 hôm 30/12, những người có kế hoạch ăn mừng đêm giao thừa đã được cảnh báo rằng họ phải rời khỏi các bữa tiệc sau đó để tránh tụ tập đông người, đề phòng lây nhiễm virus. Ảnh: PA.
Pháp đã thông báo sẽ triển khai 100.000 nhân viên an ninh để kiểm soát tình trạng tụ tập đông người, tiệc tùng và hành vi đốt phương tiện vào đêm 31/12. Người dân Paris dự kiến sẽ phải ở yên trong nhà từ 20h tối đến 6h hôm sau. Ảnh: AA.
Chính quyền Thành phố Sydney của Australia, một trong những thành phố lớn đầu tiên trên thế giới đón năm mới với màn đếm ngược và bắn pháo hoa ở khu vực nhà hát Opera Sydney, đã cấm tụ tập đông người vào đêm Giao thừa. Ảnh: AAP.
Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia dự kiến không tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc ngoài trời đêm giao thừa, không bắn pháo hoa, đồng thời cấm tụ tập đông người. Hầu hết rạp chiếu phim, quán bar, cửa hàng giải trí đều đóng cửa và các trung tâm mua sắm, điểm du lịch lớn ở đây sẽ không tổ chức ăn mừng như mọi năm. Ảnh: Newyearsevekualalumpur.
Trong khi đó, người dân thủ đô Seoul (Hàn Quốc) sẽ không có cơ hội tham gia lễ đánh chuông chào năm mới tại tháp chuông Bosingak như mọi năm do COVID-19. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng siết chặt quy tắc phòng dịch đối với các nhà hàng, quán ăn…, chẳng hạn như cấm đặt bàn trên 5 người. Ảnh: Chuông Bosingak. Ảnh: seoul.go.kr.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (ảnh) kêu gọi người dân nước này đón năm mới 2021 trong lặng lẽ, hạn chế các cuộc tụ họp với gia đình và bạn bè nhằm kiềm chế số ca lây mắc COVID-19 đang tăng nhanh tại nước này. Ảnh: BBC.
Quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) là một trong những địa điểm đón năm mới vô cùng nổi tiếng. Được biết, các công nhân đã thay mới 192 mảnh tam giác trên quả cầu pha lê, khâu cuối cùng trước nghi thức thả quả cầu trong lễ hội đếm ngược vào đêm giao thừa hôm nay . Ảnh: AP.
Tuy nhiên, dự kiến, Quảng trường Thời đại năm nay sẽ vắng bóng người do tình hình dịch bệnh phức tạp tại Mỹ. Sự kiện thả quả cầu pha lê sẽ được trực tiếp trên truyền hình để người dân có thể theo dõi từ nhà. Ảnh: AP.
Nước Nga đã trang hoàng để đón năm mới 2021. Thủ đô Moscow năm nay không có các lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy trên các tuyến phố trung tâm. Ảnh: RBTH.
Tại thủ đô Moscow, dù không tiến hành thêm các hạn chế, nhưng các nhà hàng, quán bar chỉ được mở cửa từ 6h sáng đến 23h tối. Các nhà hát, rạp chiếu phim…bố trí không quá 1/4 sức chứa. Ảnh: RBTH.
Chia sẻ về dự định đón năm mới 2021 với VOV, chị Irina (ở Nga) cho biết: “Tôi sẽ ở nhà với những người thân, cùng với chồng, con. Tôi hy vọng năm sau sẽ được tự do hơn để đón năm mới rực rỡ, vui vẻ hơn. Tôi mong mọi người sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc hơn”. Ảnh: RBTH.
Mời độc giả xem thêm video: Phố New York mùa COVID-19 (Nguồn video: VTV)