Xe máy luồn lách trong giờ cao điểm ở Bangkok. Nhiều người trong số 8,3 triệu dân sống ở Bangkok sử dụng xe ôm để thoát khỏi dòng xe cộ đông đúc. Cuộc cạnh tranh giữa các lái xe đang nóng lên. Tính đến tháng trước, đã có 104.134 xe ôm được công nhận trong thành phố, làm việc từ gần 6.000 điểm đón chính thức.Các sĩ quan cảnh sát ngồi đối diện nơi hai người đàn ông bị bắn chết trong cuộc chiến giữa hai nhóm tài xế. Các sĩ quan canh chừng bất kỳ dấu hiệu rắc rối nào giữa các băng đảng xe máy đối thủ sau khi cuộc tàn sát nổ ra ở thành phố hôm 15/6 trong cuộc chiến tàn khốc giữa hai nhóm tài xế.Một tài xế đợi khách tại điểm đỗ xe ôm gần nơi xảy ra vụ ẩu đả. Hàng chục tài xế đã đả thương nhau bằng dao và dùi cui. Tiếng súng lục nổi lên và hai người đàn ông - tài xế xe ôm giao hàng 20 tuổi Weerawat Phuengkhut và tài xế xe ôm 33 tuổi Watcharin Ngamchalao - đã bị bắn chết.Tài xế xe ôm Poynthep Chatchawaaanamonkul, 42 tuổi, tải ứng dụng Grab trên điện thoại của mình. Các cựu sĩ quan cảnh sát nói rằng đó là trận chiến tài xế xe ôm đẫm máu nhất mà họ từng thấy ở thủ đô Thái Lan. Họ cũng thừa nhận rằng sự xuất hiện của các ứng dụng đi chung xe đã làm leo thang cuộc chiến taxi ở Bangkok, báo cáo về các vụ bạo lực giữa các tài xế cũng tăng lên.Cuộc chiến hôm 15/6 diễn ra giữa hai nhóm đã đăng ký với Bộ Giao thông Vận tải đường bộ Bangkok (DLT). Theo một nhân chứng, bạo lực đã nổ ra vì các băng đảng chiếm giữ nhiều điểm đón khách hàng quá gần nhau dẫn tới xung đột. "Tôi nghĩ đó là một cuộc chiến bình thường. Rồi tôi nghe thấy tiếng súng", tài xế Boonmee Chaleamboon, 49 tuổi, kể lại.Một tài xế xe ôm và hành khách đi trên đường phố Bangkok. Sự cạnh tranh và bạo lực giữa các tài xế môtô taxi tăng lên kể từ tháng 10/2017, khi các ứng dụng gọi xe tương tự Uber ra mắt tại Thái Lan. Mức giá của Grab vượt qua các tài xế địa phương với những chuyến đi ngắn có giá chỉ 40 baht (1,3 USD), đôi khi chỉ bằng một nửa so với xe ôm đường phố.Một tài xế Grab, người cũng làm việc cho GET, được các nhân viên GET đến bệnh viện thăm sau khi anh bị một nhóm xe ôm ở khu vực Sukhumvit 33 đánh. Hồi tháng 3, một tài xế Grab bị một vết thương nặng ở vai trong cuộc tranh giành địa bàn. Tháng này, một người khác bị đâm dao vào mặt.Các tài xế đợi khách gần địa điểm của vụ ẩu đả ở Bangkok. Tài xế địa phương cho biết các băng đảng được điều hành bởi những ông trùm không chính thức. Họ chiếm các điểm đón khách tốt nhất và yêu cầu những tài xế khác trả thêm phí ngoài phí chính thức của thành phố để chia sẻ địa điểm. Những chi phí này thúc đẩy nhiều lái xe nhiệt thành bảo vệ địa bàn của họ, nơi không có ranh giới ràng buộc về mặt pháp lý. Đây là gốc rễ sâu xa của vấn đề. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Không khí đón Tết Songkran 2014 tại Thái Lan (Nguồn: VTC14)
Xe máy luồn lách trong giờ cao điểm ở Bangkok. Nhiều người trong số 8,3 triệu dân sống ở Bangkok sử dụng xe ôm để thoát khỏi dòng xe cộ đông đúc. Cuộc cạnh tranh giữa các lái xe đang nóng lên. Tính đến tháng trước, đã có 104.134 xe ôm được công nhận trong thành phố, làm việc từ gần 6.000 điểm đón chính thức.
Các sĩ quan cảnh sát ngồi đối diện nơi hai người đàn ông bị bắn chết trong cuộc chiến giữa hai nhóm tài xế. Các sĩ quan canh chừng bất kỳ dấu hiệu rắc rối nào giữa các băng đảng xe máy đối thủ sau khi cuộc tàn sát nổ ra ở thành phố hôm 15/6 trong cuộc chiến tàn khốc giữa hai nhóm tài xế.
Một tài xế đợi khách tại điểm đỗ xe ôm gần nơi xảy ra vụ ẩu đả. Hàng chục tài xế đã đả thương nhau bằng dao và dùi cui. Tiếng súng lục nổi lên và hai người đàn ông - tài xế xe ôm giao hàng 20 tuổi Weerawat Phuengkhut và tài xế xe ôm 33 tuổi Watcharin Ngamchalao - đã bị bắn chết.
Tài xế xe ôm Poynthep Chatchawaaanamonkul, 42 tuổi, tải ứng dụng Grab trên điện thoại của mình. Các cựu sĩ quan cảnh sát nói rằng đó là trận chiến tài xế xe ôm đẫm máu nhất mà họ từng thấy ở thủ đô Thái Lan. Họ cũng thừa nhận rằng sự xuất hiện của các ứng dụng đi chung xe đã làm leo thang cuộc chiến taxi ở Bangkok, báo cáo về các vụ bạo lực giữa các tài xế cũng tăng lên.
Cuộc chiến hôm 15/6 diễn ra giữa hai nhóm đã đăng ký với Bộ Giao thông Vận tải đường bộ Bangkok (DLT). Theo một nhân chứng, bạo lực đã nổ ra vì các băng đảng chiếm giữ nhiều điểm đón khách hàng quá gần nhau dẫn tới xung đột. "Tôi nghĩ đó là một cuộc chiến bình thường. Rồi tôi nghe thấy tiếng súng", tài xế Boonmee Chaleamboon, 49 tuổi, kể lại.
Một tài xế xe ôm và hành khách đi trên đường phố Bangkok. Sự cạnh tranh và bạo lực giữa các tài xế môtô taxi tăng lên kể từ tháng 10/2017, khi các ứng dụng gọi xe tương tự Uber ra mắt tại Thái Lan. Mức giá của Grab vượt qua các tài xế địa phương với những chuyến đi ngắn có giá chỉ 40 baht (1,3 USD), đôi khi chỉ bằng một nửa so với xe ôm đường phố.
Một tài xế Grab, người cũng làm việc cho GET, được các nhân viên GET đến bệnh viện thăm sau khi anh bị một nhóm xe ôm ở khu vực Sukhumvit 33 đánh. Hồi tháng 3, một tài xế Grab bị một vết thương nặng ở vai trong cuộc tranh giành địa bàn. Tháng này, một người khác bị đâm dao vào mặt.
Các tài xế đợi khách gần địa điểm của vụ ẩu đả ở Bangkok. Tài xế địa phương cho biết các băng đảng được điều hành bởi những ông trùm không chính thức. Họ chiếm các điểm đón khách tốt nhất và yêu cầu những tài xế khác trả thêm phí ngoài phí chính thức của thành phố để chia sẻ địa điểm. Những chi phí này thúc đẩy nhiều lái xe nhiệt thành bảo vệ địa bàn của họ, nơi không có ranh giới ràng buộc về mặt pháp lý. Đây là gốc rễ sâu xa của vấn đề. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Không khí đón Tết Songkran 2014 tại Thái Lan (Nguồn: VTC14)