Truyền thông quốc tế đã ghi lại được cảnh nhà lãnh đạo Nga, 67 tuổi rời khỏi phòng vệ sinh, xung quanh là 6 vệ sĩ để đảm bảo an toàn. Sự phòng bị quá cẩn thận và kỹ lưỡng này khiến các chuyên gia tình báo của phương Tây cũng cảm thấy ngạc nhiên.Ở cuộc họp tại Paris lần này, Tổng thống Putin còn chỉ định một trong những vệ sĩ có trang bị vũ khí là thành viên phái đoàn đại biểu để được phép ngồi trong phòng đàm phán.Một cựu giám đốc cơ quan tình báo Đức nói với tờ BILD rằng, hành động của ông Putin có vẻ “thái quá”. Vị chuyên gia này còn nhận định đó là một “sự khiêu khích và đe dọa mở”.Hội nghị thượng đỉnh 4 bên có sự tham dự của Tổng thống Nga V. Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Đây được coi là một cơ hội quan trọng để thực hiện các bước nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine kéo dài 5 năm qua. Tại hội nghị, Ukraine và Nga đã đồng ý phóng thích và trao đổi tất cả các tù nhân liên quan đến xung đột vào cuối năm nay.Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn nổi tiếng là người đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh. Bởi lẽ, ông từng là mục tiêu của 7 vụ ám sát hụt, lần đầu tiên vào năm 2000.Trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Putin khó có cơ hội “lẻn” khỏi các vệ sĩ để có thời gian riêng tư. Mặt khác, nguồn tin từ điện Kremlin cho biết, ông Putin có quan hệ tốt với các vệ sĩ, luôn gọi họ bằng tên riêng.Được biết, chịu trách nhiệm bảo vệ ông Putin là các vệ sĩ được tuyển chọn kỹ càng bởi Cục Bảo vệ liên bang (FSO).Mỗi lần xuất hiện công khai, ông Putin luôn được 12 vệ sĩ có vũ trang vây quanh. Trong mỗi chuyến công du của ông Putin, hàng trăm nhân viên mật vụ giám sát mọi hoạt động của Tổng thống suốt cả hành trình.Lực lượng cận vệ của ông Putin được phân chia các nhiệm vụ cụ thể, từ việc làm lá chắn sống luôn che chắn cho Tổng thống, ngăn chặn từ xa những người muốn tiếp cận ông cho đến nhiệm vụ bắn tỉa.“Đội quân mặc áo đen” bảo vệ Tổng thống Nga thường được trang bị loại súng Gyurza 9mm, chứa tới 18 viên đạn và có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong phạm vi 50 m.Để trở thành vệ sĩ của Tổng thống Nga, các vệ sĩ phải đáp ứng những tiêu chuẩn ngặt nghèo như không quá 35 tuổi, cao từ 1,75-1,9 m, nặng từ 75-90 kg, thể lực hoàn hảo và có thành tích tốt trong các công việc trước đó.FSO thường ưu tiên những người có kinh nghiệm quân sự hơn là cựu cảnh sát. Nguyên nhân bởi cảnh sát thường có tâm lý bắn cảnh báo và bắt giữ trong khi nhiệm vụ chính của các cận vệ là bảo vệ tính mạng Tổng thống Putin bằng mọi giá.Với những chuyến công du nước ngoài của ông Putin, nhóm an ninh tiền trạm luôn có mặt ở địa điểm cần đến trước 1 tháng. Từ đồ dùng sinh hoạt đến những người phục vụ ông tại khách sạn đều là người Nga theo sự điều động của FSO và Cục An ninh liên bang Nga (FSB).FSO được đánh giá là một cơ quan an ninh quyền lực và bí mật nhất nước Nga. Không chỉ bảo vệ Tổng thống Nga, họ còn giữ an toàn cho các thẩm phán, nhân chứng, quan chức và các địa điểm quan trọng như Điện Kremlin, tòa nhà Quốc hội…
Truyền thông quốc tế đã ghi lại được cảnh nhà lãnh đạo Nga, 67 tuổi rời khỏi phòng vệ sinh, xung quanh là 6 vệ sĩ để đảm bảo an toàn. Sự phòng bị quá cẩn thận và kỹ lưỡng này khiến các chuyên gia tình báo của phương Tây cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Ở cuộc họp tại Paris lần này, Tổng thống Putin còn chỉ định một trong những vệ sĩ có trang bị vũ khí là thành viên phái đoàn đại biểu để được phép ngồi trong phòng đàm phán.
Một cựu giám đốc cơ quan tình báo Đức nói với tờ BILD rằng, hành động của ông Putin có vẻ “thái quá”. Vị chuyên gia này còn nhận định đó là một “sự khiêu khích và đe dọa mở”.
Hội nghị thượng đỉnh 4 bên có sự tham dự của Tổng thống Nga V. Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Đây được coi là một cơ hội quan trọng để thực hiện các bước nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine kéo dài 5 năm qua. Tại hội nghị, Ukraine và Nga đã đồng ý phóng thích và trao đổi tất cả các tù nhân liên quan đến xung đột vào cuối năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn nổi tiếng là người đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh. Bởi lẽ, ông từng là mục tiêu của 7 vụ ám sát hụt, lần đầu tiên vào năm 2000.
Trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Putin khó có cơ hội “lẻn” khỏi các vệ sĩ để có thời gian riêng tư. Mặt khác, nguồn tin từ điện Kremlin cho biết, ông Putin có quan hệ tốt với các vệ sĩ, luôn gọi họ bằng tên riêng.
Được biết, chịu trách nhiệm bảo vệ ông Putin là các vệ sĩ được tuyển chọn kỹ càng bởi Cục Bảo vệ liên bang (FSO).
Mỗi lần xuất hiện công khai, ông Putin luôn được 12 vệ sĩ có vũ trang vây quanh. Trong mỗi chuyến công du của ông Putin, hàng trăm nhân viên mật vụ giám sát mọi hoạt động của Tổng thống suốt cả hành trình.
Lực lượng cận vệ của ông Putin được phân chia các nhiệm vụ cụ thể, từ việc làm lá chắn sống luôn che chắn cho Tổng thống, ngăn chặn từ xa những người muốn tiếp cận ông cho đến nhiệm vụ bắn tỉa.
“Đội quân mặc áo đen” bảo vệ Tổng thống Nga thường được trang bị loại súng Gyurza 9mm, chứa tới 18 viên đạn và có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong phạm vi 50 m.
Để trở thành vệ sĩ của Tổng thống Nga, các vệ sĩ phải đáp ứng những tiêu chuẩn ngặt nghèo như không quá 35 tuổi, cao từ 1,75-1,9 m, nặng từ 75-90 kg, thể lực hoàn hảo và có thành tích tốt trong các công việc trước đó.
FSO thường ưu tiên những người có kinh nghiệm quân sự hơn là cựu cảnh sát. Nguyên nhân bởi cảnh sát thường có tâm lý bắn cảnh báo và bắt giữ trong khi nhiệm vụ chính của các cận vệ là bảo vệ tính mạng Tổng thống Putin bằng mọi giá.
Với những chuyến công du nước ngoài của ông Putin, nhóm an ninh tiền trạm luôn có mặt ở địa điểm cần đến trước 1 tháng. Từ đồ dùng sinh hoạt đến những người phục vụ ông tại khách sạn đều là người Nga theo sự điều động của FSO và Cục An ninh liên bang Nga (FSB).
FSO được đánh giá là một cơ quan an ninh quyền lực và bí mật nhất nước Nga. Không chỉ bảo vệ Tổng thống Nga, họ còn giữ an toàn cho các thẩm phán, nhân chứng, quan chức và các địa điểm quan trọng như Điện Kremlin, tòa nhà Quốc hội…