Ngày 26/6 vừa qua, Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Matt Hancock (phải) nộp đơn xin từ chức sau khi tờ The Sun đăng tải hình ảnh ông ôm hôn nữ trợ lý Gina Coladangelo (trái) tại văn phòng làm việc. Ông Hancock không chỉ đối mặt nghi vấn ngoại tình mà còn bị cáo buộc vi phạm quy tắc phòng chống dịch COVID-19 vốn khuyến cáo mọi người duy trì khoảng cách hai mét. Ảnh: NYP.Được biết, trước Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, nhiều chính trị gia trên thế giới cũng đã mất chức do vướng vào bê bối ngoại tình. Ảnh: Reuters.Hồi tháng 2/2018, Phó Thủ tướng Australia Barnaby Joyce tuyên bố ông từ chức, vài tuần sau khi vụ bê bối ngoại tình giữa ông và cựu thư ký báo chí Vikki Campion bị phanh phui. Ảnh: ABC News.Ngoài việc từ chức Phó Thủ tướng Australia, ông Joyce khi đó cũng phải rời khỏi vị trí lãnh đạo Đảng Quốc gia. Ảnh: EPA.Ngày 30/5/2018, Thống đốc bang Missouri (Mỹ) khi đó là ông Eric Greitens, từng được xem là ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa và có ý định tranh cử tổng thống, đã tuyên bố từ chức giữa lúc bị cáo buộc vướng bê bối ngoại tình và vi phạm quy định về tài chính khi vận động bầu cử.Rắc rối bắt đầu xảy ra vào năm 2015 khi ông Greitens bị cáo buộc ngoại tình và dùng hình ảnh bán khỏa thân của người tình để buộc cô này giữ im lặng, không được tiết lộ cho ai biết về mối quan hệ giữa hai người. Ảnh: AP.Tháng 11/2019, Thị trưởng thành phố Gyor (Hungary) là Zsolt Borkai đã tuyên bố từ chức sau khi đoạn clip ngoại tình của ông với một phụ nữ trẻ ở du thuyền bị rò rỉ trên mạng. Ảnh: Reuters."Tôi chân thành xin lỗi những người ủng hộ vì hành động sai lầm của mình. Hành động của tôi đã tạo nên hình ảnh xấu và hậu quả nó để lại thật sự đáng thất vọng. Tôi xin từ chức và nhận toàn bộ trách nhiệm", ông Borkai cho biết. Ảnh: HT.Bê bối tình ái này còn khiến ông Gyor bị khai trừ khỏi Đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Getty. Mời độc giả xem thêm video hồi tháng 5/2020: Bộ trưởng Y tế Brazil từ chức (Nguồn video: THĐT)
Ngày 26/6 vừa qua, Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Matt Hancock (phải) nộp đơn xin từ chức sau khi tờ The Sun đăng tải hình ảnh ông ôm hôn nữ trợ lý Gina Coladangelo (trái) tại văn phòng làm việc. Ông Hancock không chỉ đối mặt nghi vấn ngoại tình mà còn bị cáo buộc vi phạm quy tắc phòng chống dịch COVID-19 vốn khuyến cáo mọi người duy trì khoảng cách hai mét. Ảnh: NYP.
Được biết, trước Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, nhiều chính trị gia trên thế giới cũng đã mất chức do vướng vào bê bối ngoại tình. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 2/2018, Phó Thủ tướng Australia Barnaby Joyce tuyên bố ông từ chức, vài tuần sau khi vụ bê bối ngoại tình giữa ông và cựu thư ký báo chí Vikki Campion bị phanh phui. Ảnh: ABC News.
Ngoài việc từ chức Phó Thủ tướng Australia, ông Joyce khi đó cũng phải rời khỏi vị trí lãnh đạo Đảng Quốc gia. Ảnh: EPA.
Ngày 30/5/2018, Thống đốc bang Missouri (Mỹ) khi đó là ông Eric Greitens, từng được xem là ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa và có ý định tranh cử tổng thống, đã tuyên bố từ chức giữa lúc bị cáo buộc vướng bê bối ngoại tình và vi phạm quy định về tài chính khi vận động bầu cử.
Rắc rối bắt đầu xảy ra vào năm 2015 khi ông Greitens bị cáo buộc ngoại tình và dùng hình ảnh bán khỏa thân của người tình để buộc cô này giữ im lặng, không được tiết lộ cho ai biết về mối quan hệ giữa hai người. Ảnh: AP.
Tháng 11/2019, Thị trưởng thành phố Gyor (Hungary) là Zsolt Borkai đã tuyên bố từ chức sau khi đoạn clip ngoại tình của ông với một phụ nữ trẻ ở du thuyền bị rò rỉ trên mạng. Ảnh: Reuters.
"Tôi chân thành xin lỗi những người ủng hộ vì hành động sai lầm của mình. Hành động của tôi đã tạo nên hình ảnh xấu và hậu quả nó để lại thật sự đáng thất vọng. Tôi xin từ chức và nhận toàn bộ trách nhiệm", ông Borkai cho biết. Ảnh: HT.
Bê bối tình ái này còn khiến ông Gyor bị khai trừ khỏi Đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem thêm video hồi tháng 5/2020: Bộ trưởng Y tế Brazil từ chức (Nguồn video: THĐT)