Đông Nam Á đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, với số ca mắc và tử vong tăng nhanh. Ảnh: Reuters.Đáng lo ngại, Indonesia đã vượt Brazil, trở thành tâm dịch COVID-19 của thế giới. Ngày 16/7, Indonesia ghi nhận 54.000 ca mắc COVID-19 mới và 1.205 ca tử vong, đánh dấu ngày chết chóc nhất ở nước này kể từ đầu dịch. Ảnh: Reuters.Chỉ vài ngày trước, với số ca mắc hàng ngày vượt của Ấn Độ, Indonesia trở thành tâm dịch mới ở Châu Á. Ảnh: Reuters.Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh, hệ thống y tế của Indonesia rơi vào tình trạng quá tải suốt nhiều ngày qua. Không chỉ kín giường bệnh, thiếu oxy mà nước này cũng đang cạn kiệt nhiều loại thuốc phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters.Indonesia đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 với hy vọng đạt trạng thái miễn dịch cộng đồng sau khi 70% dân số nước này được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: Reuters.Dịch bệnh COVID-19 cũng đang "hoành hành" tại Thái Lan. Ngày 16/7, Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận thêm 9.692 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 381.907 người, trong đó có hơn 3.000 ca tử vong. Ảnh: Reuters.Tính đến ngày 13/7, Thái Lan đã tiêm 13,2 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có 3,34 triệu người đã tiêm đủ liều. Ảnh: Reuters.Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC) Nakorn Premsri cho biết, Thái Lan đã cố gắng đàm phán để có 10 triệu liều vắc xin của AstraZeneca mỗi tháng, số lượng cần thiết để thực hiện kế hoạch đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua chương trình tiêm chủng đại trà. Ảnh: Reuters.Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar bắt đầu tăng từ tháng 6/2021 và tăng mạnh trong 2 tuần gần đây. Đáng chú ý, trong ngày 14/7, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận kỷ lục 7.089 ca mắc. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế lo ngại số ca nhiễm COVID-19 trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với số liệu được công bố. Ảnh: Reuters.Nhiều bệnh viện và phòng khám ở Myanmar đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực và nguồn cung oxy. Ảnh: Reuters.Reuters đưa tin ngày 15/7, dịch vụ mai táng của Myanmar đang rơi vào tình trạng quá tải vì phải tiếp nhận thi thể nhiều hơn bình thường. Ảnh: Reuters.Malaysia cũng đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới nghiêm trọng, trở thành một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm tính theo đầu người cao nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: The Diplomat.Lực lượng y tế Malaysia đang nỗ lực chữa trị cho lượng bệnh nhân ngày càng nhiều. Ảnh: ST.Malaysia đang tập trung vào chiến dịch tiêm ngừa COVID-19 đại trà với tốc độ thuộc diện nhanh nhất toàn cầu. Bộ Y tế Malaysia cam kết sẽ giữ vững chiến dịch tiêm chủng để đạt mục tiêu tiêm cho 60% dân số vào cuối tháng 9/2021. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)
Đông Nam Á đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, với số ca mắc và tử vong tăng nhanh. Ảnh: Reuters.
Đáng lo ngại, Indonesia đã vượt Brazil, trở thành tâm dịch COVID-19 của thế giới. Ngày 16/7, Indonesia ghi nhận 54.000 ca mắc COVID-19 mới và 1.205 ca tử vong, đánh dấu ngày chết chóc nhất ở nước này kể từ đầu dịch. Ảnh: Reuters.
Chỉ vài ngày trước, với số ca mắc hàng ngày vượt của Ấn Độ, Indonesia trở thành tâm dịch mới ở Châu Á. Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh, hệ thống y tế của Indonesia rơi vào tình trạng quá tải suốt nhiều ngày qua. Không chỉ kín giường bệnh, thiếu oxy mà nước này cũng đang cạn kiệt nhiều loại thuốc phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters.
Indonesia đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 với hy vọng đạt trạng thái miễn dịch cộng đồng sau khi 70% dân số nước này được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: Reuters.
Dịch bệnh COVID-19 cũng đang "hoành hành" tại Thái Lan. Ngày 16/7, Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận thêm 9.692 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 381.907 người, trong đó có hơn 3.000 ca tử vong. Ảnh: Reuters.
Tính đến ngày 13/7, Thái Lan đã tiêm 13,2 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có 3,34 triệu người đã tiêm đủ liều. Ảnh: Reuters.
Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC) Nakorn Premsri cho biết, Thái Lan đã cố gắng đàm phán để có 10 triệu liều vắc xin của AstraZeneca mỗi tháng, số lượng cần thiết để thực hiện kế hoạch đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua chương trình tiêm chủng đại trà. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar bắt đầu tăng từ tháng 6/2021 và tăng mạnh trong 2 tuần gần đây. Đáng chú ý, trong ngày 14/7, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận kỷ lục 7.089 ca mắc. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế lo ngại số ca nhiễm COVID-19 trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với số liệu được công bố. Ảnh: Reuters.
Nhiều bệnh viện và phòng khám ở Myanmar đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực và nguồn cung oxy. Ảnh: Reuters.
Reuters đưa tin ngày 15/7, dịch vụ mai táng của Myanmar đang rơi vào tình trạng quá tải vì phải tiếp nhận thi thể nhiều hơn bình thường. Ảnh: Reuters.
Malaysia cũng đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới nghiêm trọng, trở thành một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm tính theo đầu người cao nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: The Diplomat.
Lực lượng y tế Malaysia đang nỗ lực chữa trị cho lượng bệnh nhân ngày càng nhiều. Ảnh: ST.
Malaysia đang tập trung vào chiến dịch tiêm ngừa COVID-19 đại trà với tốc độ thuộc diện nhanh nhất toàn cầu. Bộ Y tế Malaysia cam kết sẽ giữ vững chiến dịch tiêm chủng để đạt mục tiêu tiêm cho 60% dân số vào cuối tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)