Reuters đưa tin, chính phủ Kenya cho biết, khoảng 2,7 triệu người đã bị ảnh hưởng do hạn hán kinh hoàng ở Kenya. Ước tính, hạn hán làm chết khoảng 20% số gia súc ở những khu vực khô cằn và bán khô cằn của nước này.“Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 2011”, James Oduor – người đứng đầu Cơ quan Quản lý Hạn hán Quốc gia Kenya – cho hay.Hiện, chính phủ Kenya đang đưa ra một giải pháp hỗ trợ, đó là thu mua gia súc của người dân. Mỗi một chú dê hoặc cừu sẽ được mua lại với mức giá 20 USD và bò là 146 USD. Những con khỏe mạnh sẽ có giá cao gấp đôi.Cư dân Lokuukwi Achembe cho biết, làng của ông đã mất khoảng 2.000 con dê trong đợt hạn hán nghiêm trọng thời gian qua.“Đây vốn là nguồn thức ăn và nguồn sống của chúng tôi”, ông Achembe buồn rầu nói.Được biết, ở khu vực phía nam Hồ Turkana, người dân thu gom và đốt xác động vật để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong bối cảnh nhiều loài gia súc chết đói vì hạn hán.“Chúng tôi đang thu gom xác những con dê quanh khu vực lều trại để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan”, già làng Lowake Alishu chia sẻ.Những loài gia súc này vốn được coi là tài sản tiết kiệm của người dân du mục Kenya.Một em nhỏ bật khóc khi được mẹ bế trên tay.Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 5 năm qua ở miền bắc Kenya. (Nguồn ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, chính phủ Kenya cho biết, khoảng 2,7 triệu người đã bị ảnh hưởng do hạn hán kinh hoàng ở Kenya. Ước tính, hạn hán làm chết khoảng 20% số gia súc ở những khu vực khô cằn và bán khô cằn của nước này.
“Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 2011”, James Oduor – người đứng đầu Cơ quan Quản lý Hạn hán Quốc gia Kenya – cho hay.
Hiện, chính phủ Kenya đang đưa ra một giải pháp hỗ trợ, đó là thu mua gia súc của người dân. Mỗi một chú dê hoặc cừu sẽ được mua lại với mức giá 20 USD và bò là 146 USD. Những con khỏe mạnh sẽ có giá cao gấp đôi.
Cư dân Lokuukwi Achembe cho biết, làng của ông đã mất khoảng 2.000 con dê trong đợt hạn hán nghiêm trọng thời gian qua.
“Đây vốn là nguồn thức ăn và nguồn sống của chúng tôi”, ông Achembe buồn rầu nói.
Được biết, ở khu vực phía nam Hồ Turkana, người dân thu gom và đốt xác động vật để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong bối cảnh nhiều loài gia súc chết đói vì hạn hán.
“Chúng tôi đang thu gom xác những con dê quanh khu vực lều trại để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan”, già làng Lowake Alishu chia sẻ.
Những loài gia súc này vốn được coi là tài sản tiết kiệm của người dân du mục Kenya.
Một em nhỏ bật khóc khi được mẹ bế trên tay.
Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 5 năm qua ở miền bắc Kenya. (Nguồn ảnh: Reuters)