Ngày 8/12, Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton (ảnh) đã đại diện bang này gửi đơn kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu ngăn Pennsylvania, Georgia, Wisconsin và Michigan bổ nhiệm đại cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. Ảnh: Reuters.Đơn kiện gồm 154 trang của bang Texas cho rằng, 4 bang chiến trường trên có "những bất thường về bỏ phiếu", sửa đổi không phù hợp “những luật bầu cử được ban hành hợp lệ”, thậm chí có khả năng bỏ qua các lá phiếu của cử tri Cộng hòa "dù chúng hợp pháp hay bất hợp pháp". Ảnh: Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton. Ảnh: AP.Theo nội dung đơn kiện, quy trình bỏ phiếu mới ở 4 bang chiến trường đã làm sai lệch kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden (ảnh), theo kế hoạch là vào ngày 14/12. Ảnh: Reuters.Tính đến sáng 10/12, vụ kiện của bang Texas đã thu hút sự ủng hộ của 18 bang khác của Mỹ. Ngoài Missouri, các bang gia nhập cùng Texas gồm Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah, West Virginia, và Arizona. Ảnh: Reuters.Trong bối cảnh cuộc chiến "bang kiện bang" chưa từng có tiền lệ trong bầu cử ở Mỹ đang diễn ra, dư luận đặt câu hỏi liệu nỗ lực pháp lý này có thể giúp Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (ảnh) đảo ngược cục diện? Ảnh: Reuters.Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng đơn kiện này của Texas gần như không có giá trị về mặt pháp lý, gọi cáo buộc mà họ đưa ra là "phi lý" và "nực cười", có thể đẩy nỗ lực pháp lý của Tổng thống Trump vào một kết cục "thảm hại". Ảnh: Reuters."Nếu Tòa án Tối cao Mỹ từ chối tiếp nhận đơn kiện do Texas nộp lên, nỗ lực pháp lý của Tổng thống Trump sẽ kết thúc trong thảm hại", bình luận viên Damon Root của trang Reason nhận định. Ảnh: Reuters.Còn theo Rebecca Green, giáo sư tại Trường Luật William & Mary ở Virginia, trong hệ thống liên bang của Mỹ, Texas không có tư cách pháp lý để chất vấn cách các bang khác xử lý quy trình bầu cử của họ. Ảnh: Reuters.Hãng Reuters dẫn đánh giá của giới chuyên gia pháp lý cho rằng vụ kiện ít có cơ hội thành công. Tạp chí Forbes chỉ ra một số lý do cho thấy vụ kiện có thể thất bại, chẳng hạn như không có bằng chứng để chứng minh công tác bầu cử ở các bang vi hiến. Ảnh: Reuters.Ông Justin Levitt, giáo sư luật bầu cử tại Trường Luật Loyola ở bang California, bình luận: "Cả về mặt thủ tục và thực chất, đó là một mớ hỗn độn. Không có khả năng tòa án đồng ý thụ lý vụ kiện". Ảnh: Reuters.Trong khi đó, hãng Bloomberg dẫn lời các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu Tòa án Tối cao làm mất tư cách đại cử tri từ 4 bang chiến địa theo như yêu cầu của Texas thì điều này sẽ đẩy Mỹ vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Ảnh: Reuters.Chưa kể, vụ kiện của Texas vấp phải sự phản ứng kịch liệt của những bang bị kiện. Cụ thể, ông Jordan Fuchs, quan chức bầu cử của bang Georgia, coi việc Texas đệ đơn kiện là hành động vô trách nhiệm và sai trái. Tổng chưởng lý Dana Nessel của bang Michigan gọi vụ kiện là “trò quảng cáo”, trong khi Tổng chưởng lý bang Wisconsin Josh Kaul cho rằng đây là hành động đáng xấu hổ. Ảnh: Reuters.Trong diễn biến liên quan, tính đến hết ngày 9/12, toàn bộ 50 tiểu bang và thủ đô Washington của Mỹ đã chứng nhận kết quả bầu cử, đồng nghĩa với một chiến thắng “khó có thể đảo ngược” của ông Biden. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Truyền thông Mỹ đưa tin ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)
Ngày 8/12, Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton (ảnh) đã đại diện bang này gửi đơn kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu ngăn Pennsylvania, Georgia, Wisconsin và Michigan bổ nhiệm đại cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. Ảnh: Reuters.
Đơn kiện gồm 154 trang của bang Texas cho rằng, 4 bang chiến trường trên có "những bất thường về bỏ phiếu", sửa đổi không phù hợp “những luật bầu cử được ban hành hợp lệ”, thậm chí có khả năng bỏ qua các lá phiếu của cử tri Cộng hòa "dù chúng hợp pháp hay bất hợp pháp". Ảnh: Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton. Ảnh: AP.
Theo nội dung đơn kiện, quy trình bỏ phiếu mới ở 4 bang chiến trường đã làm sai lệch kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden (ảnh), theo kế hoạch là vào ngày 14/12. Ảnh: Reuters.
Tính đến sáng 10/12, vụ kiện của bang Texas đã thu hút sự ủng hộ của 18 bang khác của Mỹ. Ngoài Missouri, các bang gia nhập cùng Texas gồm Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah, West Virginia, và Arizona. Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh cuộc chiến "bang kiện bang" chưa từng có tiền lệ trong bầu cử ở Mỹ đang diễn ra, dư luận đặt câu hỏi liệu nỗ lực pháp lý này có thể giúp Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (ảnh) đảo ngược cục diện? Ảnh: Reuters.
Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng đơn kiện này của Texas gần như không có giá trị về mặt pháp lý, gọi cáo buộc mà họ đưa ra là "phi lý" và "nực cười", có thể đẩy nỗ lực pháp lý của Tổng thống Trump vào một kết cục "thảm hại". Ảnh: Reuters.
"Nếu Tòa án Tối cao Mỹ từ chối tiếp nhận đơn kiện do Texas nộp lên, nỗ lực pháp lý của Tổng thống Trump sẽ kết thúc trong thảm hại", bình luận viên Damon Root của trang Reason nhận định. Ảnh: Reuters.
Còn theo Rebecca Green, giáo sư tại Trường Luật William & Mary ở Virginia, trong hệ thống liên bang của Mỹ, Texas không có tư cách pháp lý để chất vấn cách các bang khác xử lý quy trình bầu cử của họ. Ảnh: Reuters.
Hãng Reuters dẫn đánh giá của giới chuyên gia pháp lý cho rằng vụ kiện ít có cơ hội thành công. Tạp chí Forbes chỉ ra một số lý do cho thấy vụ kiện có thể thất bại, chẳng hạn như không có bằng chứng để chứng minh công tác bầu cử ở các bang vi hiến. Ảnh: Reuters.
Ông Justin Levitt, giáo sư luật bầu cử tại Trường Luật Loyola ở bang California, bình luận: "Cả về mặt thủ tục và thực chất, đó là một mớ hỗn độn. Không có khả năng tòa án đồng ý thụ lý vụ kiện". Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, hãng Bloomberg dẫn lời các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu Tòa án Tối cao làm mất tư cách đại cử tri từ 4 bang chiến địa theo như yêu cầu của Texas thì điều này sẽ đẩy Mỹ vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Ảnh: Reuters.
Chưa kể, vụ kiện của Texas vấp phải sự phản ứng kịch liệt của những bang bị kiện. Cụ thể, ông Jordan Fuchs, quan chức bầu cử của bang Georgia, coi việc Texas đệ đơn kiện là hành động vô trách nhiệm và sai trái. Tổng chưởng lý Dana Nessel của bang Michigan gọi vụ kiện là “trò quảng cáo”, trong khi Tổng chưởng lý bang Wisconsin Josh Kaul cho rằng đây là hành động đáng xấu hổ. Ảnh: Reuters.
Trong diễn biến liên quan, tính đến hết ngày 9/12, toàn bộ 50 tiểu bang và thủ đô Washington của Mỹ đã chứng nhận kết quả bầu cử, đồng nghĩa với một chiến thắng “khó có thể đảo ngược” của ông Biden. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Truyền thông Mỹ đưa tin ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)