Theo Bangkok Post, ngày 14/10, Thái Lan đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok. (Nguồn ảnh: Reuters)Sắc lệnh khẩn cấp, có hiệu lực từ 4h sáng 15/10, cấm tụ tập từ 5 người trở lên và cho phép bắt giữ bất cứ ai vi phạm.Ngoài việc hạn chế tụ tập, sắc lệnh khẩn cấp này cũng cấm phương tiện truyền thông xuất bản tin tức có chứa thông điệp gây sợ hãi hoặc cố ý bóp méo thông tin, tạo hiểu nhầm gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, hòa bình và trật tự."Việc đưa ra một biện pháp khẩn cấp để chấm dứt tình trạng này một cách hiệu quả và kịp thời nhằm duy trì hòa bình và trật tự là vô cùng cần thiết", truyền hình nhà nước Thái Lan tuyên bố.Sắc lệnh được đưa ra sau khi hàng nghìn người biểu tình tụ tập xung quanh Tòa nhà Chính phủ.Khoảng 10.000 người biểu tình đã tuần hành ở Bangkok hôm 14/10.Cảnh sát chống bạo động Thái Lan được triển khai trên đường phố thủ đô Bangkok hôm 15/10.Một số người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình vừa qua.Được biết, các cuộc biểu tình diễn ra ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức, cải cách chế độ quân chủ, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử,...Vào tháng 7, các cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh.Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là Thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm 2019.Đợt biểu tình, tuần hành tiếp tục diễn ra tại nhiều địa điểm khác ở Thái Lan trong tháng 8. Đáng chú ý, vào tối 10/8, khoảng 3.000-4.000 sinh viên đã tụ tập tại khuôn viên trường Đại học Thammasat, ngoại ô thủ đô Bangkok, để kêu gọi chính phủ từ chức. Mời độc giả xem thêm video: Cảnh sát chống bạo động Thái Lan được triển khai trên đường phố thủ đô Bangkok hôm 15/10 (Nguồn video: VTV)
Theo Bangkok Post, ngày 14/10, Thái Lan đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok. (Nguồn ảnh: Reuters)
Sắc lệnh khẩn cấp, có hiệu lực từ 4h sáng 15/10, cấm tụ tập từ 5 người trở lên và cho phép bắt giữ bất cứ ai vi phạm.
Ngoài việc hạn chế tụ tập, sắc lệnh khẩn cấp này cũng cấm phương tiện truyền thông xuất bản tin tức có chứa thông điệp gây sợ hãi hoặc cố ý bóp méo thông tin, tạo hiểu nhầm gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, hòa bình và trật tự.
"Việc đưa ra một biện pháp khẩn cấp để chấm dứt tình trạng này một cách hiệu quả và kịp thời nhằm duy trì hòa bình và trật tự là vô cùng cần thiết", truyền hình nhà nước Thái Lan tuyên bố.
Sắc lệnh được đưa ra sau khi hàng nghìn người biểu tình tụ tập xung quanh Tòa nhà Chính phủ.
Khoảng 10.000 người biểu tình đã tuần hành ở Bangkok hôm 14/10.
Cảnh sát chống bạo động Thái Lan được triển khai trên đường phố thủ đô Bangkok hôm 15/10.
Một số người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình vừa qua.
Được biết, các cuộc biểu tình diễn ra ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức, cải cách chế độ quân chủ, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử,...
Vào tháng 7, các cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh.
Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là Thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm 2019.
Đợt biểu tình, tuần hành tiếp tục diễn ra tại nhiều địa điểm khác ở Thái Lan trong tháng 8. Đáng chú ý, vào tối 10/8, khoảng 3.000-4.000 sinh viên đã tụ tập tại khuôn viên trường Đại học Thammasat, ngoại ô thủ đô Bangkok, để kêu gọi chính phủ từ chức.
Mời độc giả xem thêm video: Cảnh sát chống bạo động Thái Lan được triển khai trên đường phố thủ đô Bangkok hôm 15/10 (Nguồn video: VTV)