Trong tuần qua, thế giới chìm trong hỗn loạn ở khắp các khu vực từ căng thẳng dâng cao ở Syria sau khi Mỹ không kích, khủng bố ở Nga, Thụy Điển cho đến Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: Thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib, Syria, do lực lượng nổi dậy kiểm soát ngày 4/4 hứng chịu đợt không kích từ quân đội chính phủ. Ảnh: cw39.com.Hình ảnh và video từ thị trấn Khan Sheikhoun cho thấy trẻ em và người lớn đi khập khiễng. Một số người phải vật lộn để hít thở, những người khác dường như đang sùi bọt mép. Cuộc tấn công nghi sử dụng khí gas đã khiến hơn 100 người dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em. Nga và Syria bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ tấn công hóa học. Ảnh: EMC.Vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học do chính quyền Tổng thống Assad tiến hành đã kéo theo sự trả đũa của Mỹ. Ngày 6/4, Tổng thống Donald Trump ra lệnh không kích căn cứ không quân Shayrat của chính phủ Syria bằng 59 quả tên lửa Tomahawk. Trong ảnh là tên lửa phóng lên từ tàu khu trục USS Porter (DDG-78) của Mỹ ở biển Địa Trung Hải . Ảnh: Reuters.Ông Trump theo dõi cuộc tấn công quân sự lớn nhất trong nhiệm kỳ từ một phòng tình huống tạm thời tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bao quanh là các quan chức. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã lên án vụ tấn công ở Idlib là "tàn ác", "không thể chấp nhận được" và tuyên bố "cần phải làm điều gì đó". Ảnh: White House.Cuộc không kích của quân đội Mỹ diễn ra bất ngờ giữa lúc Tổng thống Trump đang đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Tập và lãnh đạo mới của Nhà Trắng. Theo các chuyên gia, bằng việc ra lệnh tấn công Syria trong khi tiếp đãi Chủ tịch Trung Quốc, ông Trump bắn tín hiệu sẵn sàng hành động đơn phương nếu Bắc Kinh không kiểm soát được Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.Ngay trước thềm cuộc gặp Trump - Tập, Triều Tiên hôm 5/4 đã phóng một quả tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông nước này. Trong ảnh, một binh sĩ của Bình Nhưỡng đứng từ bờ sông Yalu (sông Áp Lục) ở khu vực biên giới chỉ tay về phía một tàu du lịch Trung Quốc. Ảnh: Reuters.Tại Châu Âu, đất nước luôn đứng trong top 10 quốc gia yên bình nhất thế giới Thụy Điển bị chấn động bởi vụ tấn công đẫm máu ngày 7/4. Một chiếc xe tải lao vào đám đông bên ngoài trung tâm thương mại Ahlens ở khu phố mua sắm Drottninggatan, trung tâm thủ đô Stockholm. Ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau vụ việc mà Thủ tướng Stefan Lofven gọi là hành động khủng bố. Ảnh: Getty.Nước Nga tuần này cũng chứng kiến vụ nổ ga tàu điện ngầm rung chuyển thành phố St. Petersburg. Vào khoảng 14h40 ngày 3/4, một thiết bị nổ phát nổ trên chuyến tàu điện ngầm từ ga Sennaya tới ga Viện Công nghệ, thành phố St. Petersburg, làm 11 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ảnh: Reuters.Tình trạng hỗn loạn cũng tiếp diễn tại đất nước Venezuela. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trên khắp các đường phố ở Caracas và các con đường quốc lộ dẫn tới thành phố này trong ngày 4/4. Để chống lại cảnh sát, người biểu tình cũng dựng hàng rào, ném gạch đá và chai lọ. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để trấn áp đám đông. Ảnh: Reuters.Cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng trầm trọng. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO), trong khoảng 3 tháng đầu năm 2017, gần 500 người di cư đã thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải, cao hơn nhiều so với con số trong 2 tháng đầu năm ngoái. Trong ảnh, một nhân viên cứu hộ Tây Ban Nha đang bế bé gái 4 ngày tuổi trong một chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn do tổ chức Proactiva Open Arms (Tây Ban Nha) tiến hành ở biển Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters.Trong khi đó, ở châu Đại Dương, Australia đối mặt với cuộc khủng hoảng lũ trầm trọng sau khi vùng đông bắc nước này bị tấn công bởi cơn bão Debbie. Cơn bão thiết lập kỷ lục khi gây mưa lớn kéo dài, lượng mưa đo được trong 1 giờ vượt quá 200 mm. Khoảng 30.000 người dân được yêu cầu sơ tán và đây có thể là đợt di tản lớn nhất Australia kể từ cơn bão Tracy năm 1974. Ảnh: Reuters.Trận lũ bùn quét qua thành phố Mocoa, thủ phủ tỉnh Putumayo, nam Colombia cuối tuần trước để lại hậu quả nặng nề. Con số thiệt mạng đã lên tới 314 người, trong khi hơn 100 người khác vẫn mất tích. Trong ảnh, lực lượng cứu hộ đang đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi nhà hôm 3/4, vài ngày sau trận lũ. Ảnh: Reuters.
Trong tuần qua, thế giới chìm trong hỗn loạn ở khắp các khu vực từ căng thẳng dâng cao ở Syria sau khi Mỹ không kích, khủng bố ở Nga, Thụy Điển cho đến Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: Thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib, Syria, do lực lượng nổi dậy kiểm soát ngày 4/4 hứng chịu đợt không kích từ quân đội chính phủ. Ảnh: cw39.com.
Hình ảnh và video từ thị trấn Khan Sheikhoun cho thấy trẻ em và người lớn đi khập khiễng. Một số người phải vật lộn để hít thở, những người khác dường như đang sùi bọt mép. Cuộc tấn công nghi sử dụng khí gas đã khiến hơn 100 người dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em. Nga và Syria bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ tấn công hóa học. Ảnh: EMC.
Vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học do chính quyền Tổng thống Assad tiến hành đã kéo theo sự trả đũa của Mỹ. Ngày 6/4, Tổng thống Donald Trump ra lệnh không kích căn cứ không quân Shayrat của chính phủ Syria bằng 59 quả tên lửa Tomahawk. Trong ảnh là tên lửa phóng lên từ tàu khu trục USS Porter (DDG-78) của Mỹ ở biển Địa Trung Hải . Ảnh: Reuters.
Ông Trump theo dõi cuộc tấn công quân sự lớn nhất trong nhiệm kỳ từ một phòng tình huống tạm thời tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bao quanh là các quan chức. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã lên án vụ tấn công ở Idlib là "tàn ác", "không thể chấp nhận được" và tuyên bố "cần phải làm điều gì đó". Ảnh: White House.
Cuộc không kích của quân đội Mỹ diễn ra bất ngờ giữa lúc Tổng thống Trump đang đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Tập và lãnh đạo mới của Nhà Trắng. Theo các chuyên gia, bằng việc ra lệnh tấn công Syria trong khi tiếp đãi Chủ tịch Trung Quốc, ông Trump bắn tín hiệu sẵn sàng hành động đơn phương nếu Bắc Kinh không kiểm soát được Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.
Ngay trước thềm cuộc gặp Trump - Tập, Triều Tiên hôm 5/4 đã phóng một quả tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông nước này. Trong ảnh, một binh sĩ của Bình Nhưỡng đứng từ bờ sông Yalu (sông Áp Lục) ở khu vực biên giới chỉ tay về phía một tàu du lịch Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tại Châu Âu, đất nước luôn đứng trong top 10 quốc gia yên bình nhất thế giới Thụy Điển bị chấn động bởi vụ tấn công đẫm máu ngày 7/4. Một chiếc xe tải lao vào đám đông bên ngoài trung tâm thương mại Ahlens ở khu phố mua sắm Drottninggatan, trung tâm thủ đô Stockholm. Ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau vụ việc mà Thủ tướng Stefan Lofven gọi là hành động khủng bố. Ảnh: Getty.
Nước Nga tuần này cũng chứng kiến vụ nổ ga tàu điện ngầm rung chuyển thành phố St. Petersburg. Vào khoảng 14h40 ngày 3/4, một thiết bị nổ phát nổ trên chuyến tàu điện ngầm từ ga Sennaya tới ga Viện Công nghệ, thành phố St. Petersburg, làm 11 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ảnh: Reuters.
Tình trạng hỗn loạn cũng tiếp diễn tại đất nước Venezuela. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trên khắp các đường phố ở Caracas và các con đường quốc lộ dẫn tới thành phố này trong ngày 4/4. Để chống lại cảnh sát, người biểu tình cũng dựng hàng rào, ném gạch đá và chai lọ. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để trấn áp đám đông. Ảnh: Reuters.
Cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng trầm trọng. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO), trong khoảng 3 tháng đầu năm 2017, gần 500 người di cư đã thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải, cao hơn nhiều so với con số trong 2 tháng đầu năm ngoái. Trong ảnh, một nhân viên cứu hộ Tây Ban Nha đang bế bé gái 4 ngày tuổi trong một chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn do tổ chức Proactiva Open Arms (Tây Ban Nha) tiến hành ở biển Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, ở châu Đại Dương, Australia đối mặt với cuộc khủng hoảng lũ trầm trọng sau khi vùng đông bắc nước này bị tấn công bởi cơn bão Debbie. Cơn bão thiết lập kỷ lục khi gây mưa lớn kéo dài, lượng mưa đo được trong 1 giờ vượt quá 200 mm. Khoảng 30.000 người dân được yêu cầu sơ tán và đây có thể là đợt di tản lớn nhất Australia kể từ cơn bão Tracy năm 1974. Ảnh: Reuters.
Trận lũ bùn quét qua thành phố Mocoa, thủ phủ tỉnh Putumayo, nam Colombia cuối tuần trước để lại hậu quả nặng nề. Con số thiệt mạng đã lên tới 314 người, trong khi hơn 100 người khác vẫn mất tích. Trong ảnh, lực lượng cứu hộ đang đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi nhà hôm 3/4, vài ngày sau trận lũ. Ảnh: Reuters.