Hoàng đế Thuận Trị vốn là người có thể trạng yếu. Tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, ông mắc phải căn bệnh đậu mùa. Biết mình không thể qua được nên ông đã bắt đầu thu xếp hậu sự cho mình.Thứ nhất là thực hiện giấc mơ. Điều đáng tiếc nhất của Thuận Trị là xuất gia không thành. Nguyên nhân là do mẫu hậu kịch liệt phản đối. Biết thời gian của mình không còn nhiều, nên hoàng đế Thuận Trị đã quyết tâm thực hiện giấc mơ này. Ngày mùng 2 tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, tức là trước khi qua đời 5 ngày, Thuận Trị đã sắp xếp cho thái giám mà ông sủng ái nhất Ngô Lương Phụ thay ông xuất gia và tận mắt nhìn thấy Ngô Lương Phụ xuống tóc.Việc thứ hai là tự sắp xếp thầy hỏa hóa. Thời kỳ Thuận Trị khi triều Thanh vào Trung Nguyên chưa lâu vẫn còn thịnh hành chế dộ hỏa táng. Thuận Trị là rất tin vào Phật pháp, vì thế ông hi vọng sau khi mất được hỏa táng. Cho nên Thuận Trị muốn tận mắt nhìn thấy việc lớn sắp tới của mình nên đã sớm sắp xếp thầy hỏa hóa.Bản thân có cơ duyên sâu đậm với đạo Phật nên Thuận Trị muốn mời hòa thượng Mã Khê Sâm làm chủ trì lễ hỏa táng cho mình. Mã Khê Sâm cũng chính là người đã làm chủ lễ hỏa táng sủng phi Đổng Ngạc Thị. Nhận được di chỉ của hoàng thượng, Mã Khê Sâm vội vã từ Hàng Châu trở về kinh.Việc thứ ba là lệnh cho người soạn di chúc. Đây cũng là việc hết sức bình thường nhưng di chúc của Thuận Trị lại không bình thường. Đầu tiên người viết là người đặc biệt. Người này cấp bậc không cao, chỉ là Vương Hi - một quan văn chính tam phẩm. Tiếp theo di chúc không phải là bản ca tụng công đức mà lại là bản chiếu tội của mình.Sau này di chúc đã bị ai đó bị sửa. Rốt cuộc ai là người đã sửa di chiếu của hoàng đế Thuận Trị? Qua khảo sát, các chuyên gia cho rằng người đó chỉ có thể là Hiếu Trang Văn thái hậu - mẹ đẻ của Thuận Trị. Khi nhìn thấy con bệnh nặng khó mà qua khỏi, Hiếu Trang Văn thái hậu cũng vội vã làm ba việc quan trọng.Việc thứ nhất, triệu các ngự y giỏi bốc các loại thuốc tốt nhất. Nhưng vào thời đó bệnh đậu mùa không có thuốc chữa chỉ dựa vào hệ miễn dịch của từng người nên ngự y cũng đành bó tay. Hai là, truyền dụ trong nhân gian yêu cầu bá tính “không được rang đậu, không được đốt đèn, không được rảy nước”. Việc cuối cùng là đại xá thiên hạ, phóng thích phạm nhân trong ngục để yích công đức cho Thuận Trị mong cảm động trời xanh.Nhưng cho dù nỗ lực bao nhiêu thì đến đêm mùng 7 tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, hoàng đế đã băng hà hưởng dương 24 tuổi. Đúng là một thiên tử đoản mệnh. Khi Thuận Trị qua đời có hai người tự nguyện tuẫn táng theo. Một người là Trân phi và thị vệ luôn theo bên Thuận Trị là Phò Đạt Lý. Sau khi tuẫn táng, triều đình đã đặc ân cho Phò Đạt Lý được táng tại Đông lăng.Sau khi hoàng đế Thuận Trị qua đời, triều đình đã tổ chức tang lễ vô cùng long trọng và hỏa táng thi hài tại Cảnh Sơn. Hôm đó, vương công bách quan tề tựu đủ ở Cảnh Sơn. Hiếu Trang Văn thái hậu mặc bộ lễ tang màu đen đau đớn vô cùng. Người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh bi ai khôn xiết. Hòa thượng Mão Khê Sâm đã đến Cảnh Sơn từ sớm chuẩn bị mọi thủ tục để hỏa táng. Một đống củi lớn được chuẩn bị sẵn. Khi Mão Khê Sâm bắt đầu châm lửa đốt thì tiếng khóc vang động thiên không.Lúc này lửa đã bốc cao ngùn ngụt, cùng với tiếng nổ của chân trâu được táng theo trong quan tài. Đột nhiên mọi người nhìn thấy quan tài của Thuận Trị đang cháy tỏa ra ánh sáng ngũ sắc kì quái. Mọi người đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Nhưng cũng không phải điều thần bí gì, đó chỉ là do những hạt chân trâu trong quan tài khi cháy đã tạo ra những ánh sáng kì quái đó. Cuối cùng thi thể của Thuận Trị cũng thành cát bụi. Rời xa chốn trần gian và cuộc sống đầy bất hạnh, có lẽ Thuận Trị đã gặp lại được hồng nhan tri kỉ Đổng Ngạc Thị của mình ở thế giới bên kia.
Hoàng đế Thuận Trị vốn là người có thể trạng yếu. Tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, ông mắc phải căn bệnh đậu mùa. Biết mình không thể qua được nên ông đã bắt đầu thu xếp hậu sự cho mình.
Thứ nhất là thực hiện giấc mơ. Điều đáng tiếc nhất của Thuận Trị là xuất gia không thành. Nguyên nhân là do mẫu hậu kịch liệt phản đối. Biết thời gian của mình không còn nhiều, nên hoàng đế Thuận Trị đã quyết tâm thực hiện giấc mơ này. Ngày mùng 2 tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, tức là trước khi qua đời 5 ngày, Thuận Trị đã sắp xếp cho thái giám mà ông sủng ái nhất Ngô Lương Phụ thay ông xuất gia và tận mắt nhìn thấy Ngô Lương Phụ xuống tóc.
Việc thứ hai là tự sắp xếp thầy hỏa hóa. Thời kỳ Thuận Trị khi triều Thanh vào Trung Nguyên chưa lâu vẫn còn thịnh hành chế dộ hỏa táng. Thuận Trị là rất tin vào Phật pháp, vì thế ông hi vọng sau khi mất được hỏa táng. Cho nên Thuận Trị muốn tận mắt nhìn thấy việc lớn sắp tới của mình nên đã sớm sắp xếp thầy hỏa hóa.
Bản thân có cơ duyên sâu đậm với đạo Phật nên Thuận Trị muốn mời hòa thượng Mã Khê Sâm làm chủ trì lễ hỏa táng cho mình. Mã Khê Sâm cũng chính là người đã làm chủ lễ hỏa táng sủng phi Đổng Ngạc Thị. Nhận được di chỉ của hoàng thượng, Mã Khê Sâm vội vã từ Hàng Châu trở về kinh.
Việc thứ ba là lệnh cho người soạn di chúc. Đây cũng là việc hết sức bình thường nhưng di chúc của Thuận Trị lại không bình thường. Đầu tiên người viết là người đặc biệt. Người này cấp bậc không cao, chỉ là Vương Hi - một quan văn chính tam phẩm. Tiếp theo di chúc không phải là bản ca tụng công đức mà lại là bản chiếu tội của mình.
Sau này di chúc đã bị ai đó bị sửa. Rốt cuộc ai là người đã sửa di chiếu của hoàng đế Thuận Trị? Qua khảo sát, các chuyên gia cho rằng người đó chỉ có thể là Hiếu Trang Văn thái hậu - mẹ đẻ của Thuận Trị. Khi nhìn thấy con bệnh nặng khó mà qua khỏi, Hiếu Trang Văn thái hậu cũng vội vã làm ba việc quan trọng.
Việc thứ nhất, triệu các ngự y giỏi bốc các loại thuốc tốt nhất. Nhưng vào thời đó bệnh đậu mùa không có thuốc chữa chỉ dựa vào hệ miễn dịch của từng người nên ngự y cũng đành bó tay. Hai là, truyền dụ trong nhân gian yêu cầu bá tính “không được rang đậu, không được đốt đèn, không được rảy nước”. Việc cuối cùng là đại xá thiên hạ, phóng thích phạm nhân trong ngục để yích công đức cho Thuận Trị mong cảm động trời xanh.
Nhưng cho dù nỗ lực bao nhiêu thì đến đêm mùng 7 tháng giêng năm thứ 18 Thuận Trị, hoàng đế đã băng hà hưởng dương 24 tuổi. Đúng là một thiên tử đoản mệnh. Khi Thuận Trị qua đời có hai người tự nguyện tuẫn táng theo. Một người là Trân phi và thị vệ luôn theo bên Thuận Trị là Phò Đạt Lý. Sau khi tuẫn táng, triều đình đã đặc ân cho Phò Đạt Lý được táng tại Đông lăng.
Sau khi hoàng đế Thuận Trị qua đời, triều đình đã tổ chức tang lễ vô cùng long trọng và hỏa táng thi hài tại Cảnh Sơn. Hôm đó, vương công bách quan tề tựu đủ ở Cảnh Sơn. Hiếu Trang Văn thái hậu mặc bộ lễ tang màu đen đau đớn vô cùng. Người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh bi ai khôn xiết. Hòa thượng Mão Khê Sâm đã đến Cảnh Sơn từ sớm chuẩn bị mọi thủ tục để hỏa táng. Một đống củi lớn được chuẩn bị sẵn. Khi Mão Khê Sâm bắt đầu châm lửa đốt thì tiếng khóc vang động thiên không.
Lúc này lửa đã bốc cao ngùn ngụt, cùng với tiếng nổ của chân trâu được táng theo trong quan tài. Đột nhiên mọi người nhìn thấy quan tài của Thuận Trị đang cháy tỏa ra ánh sáng ngũ sắc kì quái. Mọi người đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Nhưng cũng không phải điều thần bí gì, đó chỉ là do những hạt chân trâu trong quan tài khi cháy đã tạo ra những ánh sáng kì quái đó. Cuối cùng thi thể của Thuận Trị cũng thành cát bụi. Rời xa chốn trần gian và cuộc sống đầy bất hạnh, có lẽ Thuận Trị đã gặp lại được hồng nhan tri kỉ Đổng Ngạc Thị của mình ở thế giới bên kia.