Ung thư vú ngày nay có nhiều hy vọng chữa khỏi so với cách đây 20 năm. Tỉ lệ sống sót của người bệnh tăng vượt bậc nhờ nâng cao nhận thức, phát hiện sớm và những tiến bộ trong điều trị. Ở Mỹ, khoảng 200.000 người được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm. Ung thư vú thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi phụ nữ có thể tự phát hiện những dấu hiệu bất thường, bao gồm: một khối u không đau ở ngực, kích thước hoặc hình dạng ngực thay đổi, sưng ở nách, núm vú thay đổi, đau ngực (không phổ biến). Dấu hiệu của ung thư vú viêm: Ung thư vú viêm là một loại hiếm, là loại ung thư phát phát triển nhanh, thường không gây ra u cục. Thay vào đó, da vú có thể trở nên dày, đỏ, có thể giống vỏ cam. Sờ vào khu vực này cảm thấy nóng, mẩn như phát ban. Càng phát hiện sớm, ung thư vú càng dễ điều trị. Chụp quang tuyến, X-quang tuyến vú có thể phát hiện khối u trước khi sờ được. Chuyên gia y tế thường khuyến cáo phụ nữ từ tuổi 40 nên chụp quang tuyến vú hàng năm. Phụ nữ từ 50 - 74 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh sàng lọc 2 năm/ lần. Trước 50 tuổi, mỗi phụ nữ nên nhờ bác sĩ tư vấn lịch trình sàng lọc, tầm soát ung thư phù hợp. Siêu âm vú và MRI (cộng hưởng từ): Bên cạnh chụp nhũ ảnh, bác sĩ có thể yêu cầu thêm hình ảnh siêu âm vú. Siêu âm có thể giúp xác định sự hiện diện của u nang, các túi chứa dịch mà không phải là ung thư. MRI cũng có thể được chỉ định cùng với chụp nhũ ảnh tầm soát thường xuyên đối với một số người có nguy cơ cao. Tự kiểm tra: Trước đây, chị em thường được khuyến cáo nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, việc tự kiểm tra chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc tìm kiếm ung thư. Kiến thức y khoa hiện đại cho rằng, sự hiểu biết về bộ ngực và nhận biết các dấu hiệu thay đổi quan trọng hơn nhiều việc tự kiểm tra định kỳ. Nếu bạn muốn tự kiểm tra, hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn cẩn thận. Nếu bạn nhận thấy ngực mình xuất hiện một khối u? Đầu tiên, đừng hoảng sợ. 80% khối u ở vú không phải là ung thư. Đó thường là các u nang vô hại hoặc là sự thay đổi mô liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhưng bạn nên cho bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường. Xét nghiệm sớm luôn tốt: nếu đúng, bạn sẽ có nhiều cơ hội chữa khỏi, nếu không, bạn cũng có thể thở phào nhẹ nhõm. Sinh thiết: Cách duy nhất để xác định ung thư là làm sinh thiết. Nghĩa là các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô của bạn (có thể chỉ cần lấy qua một kim tiêm nhỏ) để kiểm tra kỹ hơn trong phòng thí nghiệm. Phẫu thuật đôi khi được chỉ định để lấy ra một phần hoặc toàn bộ khối u để xét nghiệm. Kết quả sẽ cho biết khối u có ung thư hay không và nếu đúng thì là loại gì để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.Ung thư vú nhạy cảm với hormon: Một số loại ung thư vú bị kích hoạt bởi kích thích tố estrogen hoặc progesterone. Sinh thiết có thể cho biết một khối u có thụ thể estrogen (ER dương tính) và / hoặc progesterone (PR dương tính). Khoảng 2/3 số ca bệnh ung thư vú là nhạy cảm với hormone. Có một số loại thuốc kiềm chế hormone không thúc đẩy ung thư phát triển.
Hình ảnh cho thấy một mô hình phân tử của một thụ thể estrogen.Ung thư vú HER2 dương tính: Ở khoảng 20% bệnh nhân, các tế bào ung thư có quá nhiều thụ thể đối với một loại protein được gọi là HER2. Đây là loại ung thư được gọi là HER2 dương tính, và nó có xu hướng lây lan nhanh hơn so với các dạng ung thư vú khác. Trong ảnh: Một tế bào ung thư vú HER2 dương tính với tín hiệu phát triển bất thường thể hiện ở màu xanh lá cây. Các giai đoạn ung thư vú: Sau khi chẩn đoán ung thư vú, bước tiếp theo là xác định độ lớn và phạm vi lan rộng của khối u. Các bác sĩ xác định các giai đoạn từ 0 đến 4 để mô tả khối u định hình ở ngực, đã xâm chiếm các hạch bạch huyết gần đó, hay đã di căn đến các cơ quan khác, như phổi. Xác định giai đoạn và loại ung thư vú sẽ giúp đội ngũ chăm sóc y tế xây dựng lộ trình điều trị thích hợp. Tỷ lệ sống sót: Tỷ lệ này liên quan chặt chẽ đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, 88% phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 1 sống ít nhất là 5 năm và nhiều người trong nhóm này khỏi bệnh hoàn toàn. Phát hiện ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống đến 5 năm giảm đến 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang được cải thiện nhờ những phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả. Phẫu thuật ung thư vú: Có rất nhiều kiểu phẫu thuật ung thư vú: từ loại bỏ khỏi khu vực xung quanh các khối u (cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật bảo tồn vú) đến loại bỏ toàn bộ vú (mastectomy). Tốt nhất là bạn hãy bàn kỹ với bác sĩ về ưu và khuyết của từng loại phẫu thuật với bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn.Phẫu thuật ung thư vú
Có rất nhiều loại phẫu thuật ung thư vú, từ đưa ra khỏi khu vực xung quanh các khối u (cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật bảo tồn vú) để loại bỏ toàn bộ vú (mastectomy.) Cách tốt nhất để thảo luận về những ưu và khuyết điểm của từng các thủ tục với bác sĩ của bạn trước khi quyết định những gì phù hợp với bạn. Liệu pháp xạ trị: Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật ung thư vú để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót lại gần khu vực khối u. Nó cũng có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu trong điều trị ung thư đã di căn ra các phần khác của cơ thể. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi và sưng hoặc cảm giác bị cháy nắng ở vùng điều trị.Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Các loại thuốc thường được đưa vào cơ thể qua đường truyền, uống hoặc tiêm. Hóa trị có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật nhằm hạn chế khối u trở lại. Ở phụ nữ bị ung thư vú, hóa trị có thể giúp kiểm soát sự phát triển của ung thư. Tác dụng phụ có thể bao gồm rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Liệu pháp hormone: Điều trị nội tiết tố rất hiệu quả cho phụ nữ bị ung thư vú có ER dương tính hay PR dương tính. Liệu pháp hormon có thể chặn hiệu ứng này. Nó thường được sử dụng sau khi phẫu thuật ung thư vú để ngăn ung thư tái phát. Nó cũng có thể được sử dụng để làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao Thuốc điều trị mục tiêu: Phương pháp điều trị mục tiêu là dùng các loại thuốc nhắm thẳng vào các thuộc tính cụ thể của tế bào ung thư. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú HER2 dương tính có quá nhiều của một loại protein được gọi là HER2. Phương pháp điều trị mục tiêu có thể ngăn protein này thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Những loại thuốc này thường được kết hợp với hóa trị liệu. Chúng có tác dụng phụ nhẹ hơn so với hóa trị liệu. Sống chung với ung thư: Không còn nghi ngờ gì nữa, ung thư làm thay đổi cuộc sống của bạn. Các phương pháp điều trị sẽ rút mòn cơ thể bạn. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhà, công việc, hoặc giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập. Bởi vậy, bạn cần gần gũi với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ. Họ có thể đi cùng bạn tới nơi điều trị, giúp đỡ việc nhà, hoặc chỉ nhắc bạn nhớ rằng bạn không cô đơn. Nhiều người chọn tham gia một nhóm hỗ trợ - tại địa phương hoặc trực tuyến. Tái tạo ngực: Nhiều phụ nữ bị cắt bỏ ngực lựa chọn giải pháp tái tạo bầu ngực sau khi điều trị. Phương pháp này sẽ thay thế da, nhũ hoa và các mô vú bị mất. Bác sĩ sẽ tái tạo bằng cách cấy ghép ngực hoặc ghép mô từ một nơi khác trong cơ thể của bạn, chẳng hạn như bụng. Một số phụ nữ quyết định tái tạo ngực ngay trong khi phẫu thuật cắt bỏ ngực. Nếu để sau khi phẫu thuật, họ có thể phải chờ vài tháng đến cả năm sau.Các "phom" ngực: Nếu bạn không muốn phẫu thuật, chuyên gia tạo hình sẽ tạo cho bạn "gò bồng đảo" nhân taoh, vừa khít với khuôn ngực bạn. Nó sẽ được đặt bên trong áo ngực của bạn, tạo cho bạn vẻ ngoài cân đối mà không cần trải qua phẫu thuật. Tương tự như phẫu thuật tái tạo, "phong" ngực cũng thường được bảo hiểm. Ung thư vú: Tại sao lại là tôi? Nguy cơ ung thư vú rõ ràng hay xảy ra với phái nữ. Đàn ông cũng có thể mắc bệnh này, nhưng ít hơn phụ nữ khoảng 100 lần. Những yếu tố đáng ngờ khác gồm: phụ nữ trên 55 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, có đến 80% phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc căn bệnh này. Gen ung thư vú: Các gen phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư vú được gọi là BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ có đột biến ở các gen này có đến 80% nguy cơ bị ung thư vú. Ngoài ra còn một có gen khác có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ kiểm soát được: thừa cân, ít vận động, uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Thuốc tránh thai và một số hình thức của liệu pháp hormone sau mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, nếu bạn dừng thuốc, những nguy cơ này cũng biến mất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ tái phát và cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu ung thư vú: Các bác sĩ đang tiếp tục tìm kiếm những phương pháp điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng hơn cho người bệnh ung thư vú. Ở nhiều quốc gia, những nghiên cứu này được tài trợ từ nhiều nguồn, kể cả từ những hội của người bệnh ung thư được chữa khỏi.
Ung thư vú ngày nay có nhiều hy vọng chữa khỏi so với cách đây 20 năm. Tỉ lệ sống sót của người bệnh tăng vượt bậc nhờ nâng cao nhận thức, phát hiện sớm và những tiến bộ trong điều trị. Ở Mỹ, khoảng 200.000 người được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm.
Ung thư vú thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi phụ nữ có thể tự phát hiện những dấu hiệu bất thường, bao gồm: một khối u không đau ở ngực, kích thước hoặc hình dạng ngực thay đổi, sưng ở nách, núm vú thay đổi, đau ngực (không phổ biến).
Dấu hiệu của ung thư vú viêm: Ung thư vú viêm là một loại hiếm, là loại ung thư phát phát triển nhanh, thường không gây ra u cục. Thay vào đó, da vú có thể trở nên dày, đỏ, có thể giống vỏ cam. Sờ vào khu vực này cảm thấy nóng, mẩn như phát ban.
Càng phát hiện sớm, ung thư vú càng dễ điều trị. Chụp quang tuyến, X-quang tuyến vú có thể phát hiện khối u trước khi sờ được. Chuyên gia y tế thường khuyến cáo phụ nữ từ tuổi 40 nên chụp quang tuyến vú hàng năm. Phụ nữ từ 50 - 74 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh sàng lọc 2 năm/ lần. Trước 50 tuổi, mỗi phụ nữ nên nhờ bác sĩ tư vấn lịch trình sàng lọc, tầm soát ung thư phù hợp.
Siêu âm vú và MRI (cộng hưởng từ): Bên cạnh chụp nhũ ảnh, bác sĩ có thể yêu cầu thêm hình ảnh siêu âm vú. Siêu âm có thể giúp xác định sự hiện diện của u nang, các túi chứa dịch mà không phải là ung thư. MRI cũng có thể được chỉ định cùng với chụp nhũ ảnh tầm soát thường xuyên đối với một số người có nguy cơ cao. Tự kiểm tra: Trước đây, chị em thường được khuyến cáo nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, việc tự kiểm tra chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc tìm kiếm ung thư.
Kiến thức y khoa hiện đại cho rằng, sự hiểu biết về bộ ngực và nhận biết các dấu hiệu thay đổi quan trọng hơn nhiều việc tự kiểm tra định kỳ. Nếu bạn muốn tự kiểm tra, hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn cẩn thận. Nếu bạn nhận thấy ngực mình xuất hiện một khối u? Đầu tiên, đừng hoảng sợ. 80% khối u ở vú không phải là ung thư. Đó thường là các u nang vô hại hoặc là sự thay đổi mô liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhưng bạn nên cho bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường. Xét nghiệm sớm luôn tốt: nếu đúng, bạn sẽ có nhiều cơ hội chữa khỏi, nếu không, bạn cũng có thể thở phào nhẹ nhõm.
Sinh thiết: Cách duy nhất để xác định ung thư là làm sinh thiết. Nghĩa là các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô của bạn (có thể chỉ cần lấy qua một kim tiêm nhỏ) để kiểm tra kỹ hơn trong phòng thí nghiệm. Phẫu thuật đôi khi được chỉ định để lấy ra một phần hoặc toàn bộ khối u để xét nghiệm. Kết quả sẽ cho biết khối u có ung thư hay không và nếu đúng thì là loại gì để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Ung thư vú nhạy cảm với hormon: Một số loại ung thư vú bị kích hoạt bởi kích thích tố estrogen hoặc progesterone. Sinh thiết có thể cho biết một khối u có thụ thể estrogen (ER dương tính) và / hoặc progesterone (PR dương tính). Khoảng 2/3 số ca bệnh ung thư vú là nhạy cảm với hormone. Có một số loại thuốc kiềm chế hormone không thúc đẩy ung thư phát triển.
Hình ảnh cho thấy một mô hình phân tử của một thụ thể estrogen.
Ung thư vú HER2 dương tính: Ở khoảng 20% bệnh nhân, các tế bào ung thư có quá nhiều thụ thể đối với một loại protein được gọi là HER2. Đây là loại ung thư được gọi là HER2 dương tính, và nó có xu hướng lây lan nhanh hơn so với các dạng ung thư vú khác. Trong ảnh: Một tế bào ung thư vú HER2 dương tính với tín hiệu phát triển bất thường thể hiện ở màu xanh lá cây.
Các giai đoạn ung thư vú: Sau khi chẩn đoán ung thư vú, bước tiếp theo là xác định độ lớn và phạm vi lan rộng của khối u. Các bác sĩ xác định các giai đoạn từ 0 đến 4 để mô tả khối u định hình ở ngực, đã xâm chiếm các hạch bạch huyết gần đó, hay đã di căn đến các cơ quan khác, như phổi. Xác định giai đoạn và loại ung thư vú sẽ giúp đội ngũ chăm sóc y tế xây dựng lộ trình điều trị thích hợp.
Tỷ lệ sống sót: Tỷ lệ này liên quan chặt chẽ đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, 88% phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 1 sống ít nhất là 5 năm và nhiều người trong nhóm này khỏi bệnh hoàn toàn. Phát hiện ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống đến 5 năm giảm đến 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang được cải thiện nhờ những phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả.
Phẫu thuật ung thư vú: Có rất nhiều kiểu phẫu thuật ung thư vú: từ loại bỏ khỏi khu vực xung quanh các khối u (cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật bảo tồn vú) đến loại bỏ toàn bộ vú (mastectomy). Tốt nhất là bạn hãy bàn kỹ với bác sĩ về ưu và khuyết của từng loại phẫu thuật với bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn.
Phẫu thuật ung thư vú
Có rất nhiều loại phẫu thuật ung thư vú, từ đưa ra khỏi khu vực xung quanh các khối u (cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật bảo tồn vú) để loại bỏ toàn bộ vú (mastectomy.) Cách tốt nhất để thảo luận về những ưu và khuyết điểm của từng các thủ tục với bác sĩ của bạn trước khi quyết định những gì phù hợp với bạn.
Liệu pháp xạ trị: Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật ung thư vú để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót lại gần khu vực khối u. Nó cũng có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu trong điều trị ung thư đã di căn ra các phần khác của cơ thể. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi và sưng hoặc cảm giác bị cháy nắng ở vùng điều trị.
Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Các loại thuốc thường được đưa vào cơ thể qua đường truyền, uống hoặc tiêm. Hóa trị có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật nhằm hạn chế khối u trở lại. Ở phụ nữ bị ung thư vú, hóa trị có thể giúp kiểm soát sự phát triển của ung thư. Tác dụng phụ có thể bao gồm rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Liệu pháp hormone: Điều trị nội tiết tố rất hiệu quả cho phụ nữ bị ung thư vú có ER dương tính hay PR dương tính. Liệu pháp hormon có thể chặn hiệu ứng này. Nó thường được sử dụng sau khi phẫu thuật ung thư vú để ngăn ung thư tái phát. Nó cũng có thể được sử dụng để làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao
Thuốc điều trị mục tiêu: Phương pháp điều trị mục tiêu là dùng các loại thuốc nhắm thẳng vào các thuộc tính cụ thể của tế bào ung thư. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú HER2 dương tính có quá nhiều của một loại protein được gọi là HER2. Phương pháp điều trị mục tiêu có thể ngăn protein này thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Những loại thuốc này thường được kết hợp với hóa trị liệu. Chúng có tác dụng phụ nhẹ hơn so với hóa trị liệu.
Sống chung với ung thư: Không còn nghi ngờ gì nữa, ung thư làm thay đổi cuộc sống của bạn. Các phương pháp điều trị sẽ rút mòn cơ thể bạn. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhà, công việc, hoặc giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập. Bởi vậy, bạn cần gần gũi với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ. Họ có thể đi cùng bạn tới nơi điều trị, giúp đỡ việc nhà, hoặc chỉ nhắc bạn nhớ rằng bạn không cô đơn. Nhiều người chọn tham gia một nhóm hỗ trợ - tại địa phương hoặc trực tuyến.
Tái tạo ngực: Nhiều phụ nữ bị cắt bỏ ngực lựa chọn giải pháp tái tạo bầu ngực sau khi điều trị. Phương pháp này sẽ thay thế da, nhũ hoa và các mô vú bị mất. Bác sĩ sẽ tái tạo bằng cách cấy ghép ngực hoặc ghép mô từ một nơi khác trong cơ thể của bạn, chẳng hạn như bụng. Một số phụ nữ quyết định tái tạo ngực ngay trong khi phẫu thuật cắt bỏ ngực. Nếu để sau khi phẫu thuật, họ có thể phải chờ vài tháng đến cả năm sau.
Các "phom" ngực: Nếu bạn không muốn phẫu thuật, chuyên gia tạo hình sẽ tạo cho bạn "gò bồng đảo" nhân taoh, vừa khít với khuôn ngực bạn. Nó sẽ được đặt bên trong áo ngực của bạn, tạo cho bạn vẻ ngoài cân đối mà không cần trải qua phẫu thuật. Tương tự như phẫu thuật tái tạo, "phong" ngực cũng thường được bảo hiểm.
Ung thư vú: Tại sao lại là tôi? Nguy cơ ung thư vú rõ ràng hay xảy ra với phái nữ. Đàn ông cũng có thể mắc bệnh này, nhưng ít hơn phụ nữ khoảng 100 lần. Những yếu tố đáng ngờ khác gồm: phụ nữ trên 55 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, có đến 80% phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc căn bệnh này.
Gen ung thư vú: Các gen phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư vú được gọi là BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ có đột biến ở các gen này có đến 80% nguy cơ bị ung thư vú. Ngoài ra còn một có gen khác có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
Nguy cơ kiểm soát được: thừa cân, ít vận động, uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Thuốc tránh thai và một số hình thức của liệu pháp hormone sau mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, nếu bạn dừng thuốc, những nguy cơ này cũng biến mất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ tái phát và cải thiện tâm trạng.
Nghiên cứu ung thư vú: Các bác sĩ đang tiếp tục tìm kiếm những phương pháp điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng hơn cho người bệnh ung thư vú. Ở nhiều quốc gia, những nghiên cứu này được tài trợ từ nhiều nguồn, kể cả từ những hội của người bệnh ung thư được chữa khỏi.