Ung thư phổi bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào trong khu vực. Theo thời gian, những tế bào này hình thành nên khối u có khả năng phát triển mạnh mẽ, di căn đến các bộ phận xung quanh. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là việc hút thuốc lá thường xuyên. Vì vậy, nhiều người tỏ ra hối hận, tuyệt vọng vì thói quen trong quá khứ. Thậm chí, không ít bệnh nhân phải chịu ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh. Không riêng gì ung thư phổi, nhiều loại ung thư khác khi tấn công cơ thể dễ gây nên tình trạng thiếu sắt dẫn tới thiếu máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy bải hoải, mệt mỏi triền miên. Đặc biệt, nhiều người mắc ung thư phổi cho biết họ thường xuyên đối diện với những cơn ho kéo dài, ho ra máu, nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh. Họ cũng nhanh chóng giảm cân dù trước đó đã cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi bệnh khởi phát nếu không có tác động kịp thời, tế bào ung thư nhanh chóng phát triển, di căn đến các bộ phận xung quanh. Điểm đến đầu tiên của tế bào ung thư nguy hiểm này là gan, tuyến thượng thận, xương và não.
Ung thư phổi di căn sang gan, tuyến thượng thận thường ít có biểu hiện bất thường. Trong khi đó khi di căn đến xương, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác đau nhức triền miên, nhất là khu vực xương sống, đùi và xương sườn.
Trường hợp tế bào ung thư phổi di căn tới não sẽ nhanh chóng làm giảm tầm nhìn, suy nhược cơ thể, thậm chí co giật toàn thân. Nếu may mắn được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ áp dụng phương pháp hóa, xạ trị để tiêu diệt khối u. Khi thực hiện hóa trị, hóa chất đi vào cơ thể theo đường máu không chỉ ảnh hưởng đến tế bào gây bệnh mà còn tác động đến cả tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, người bệnh thường gặp những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, loét miệng. Khác với hóa trị, xạ trị không ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trong cơ thể song nó dễ dàng ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh xung quanh khối u gây mệt mỏi, da trở nên nhạy cảm.Đáng lưu ý nhất, người mắc ung thư phổi không may mắn như bệnh nhân các loại ung thư khác khi 60-80% trường hợp mắc bệnh có dấu hiệu di căn không đáp ứng các điều kiện để thực hiện phẫu thuật. Thậm chí nếu phẫu thuật thành công, việc điều trị vẫn gây nên những tác dụng phụ như đau đớn, suy nhược, mệt mỏi, khó thở. Người bệnh mất khoảng cả tuần hoặc vài tháng mới bình phục.
Ung thư phổi bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào trong khu vực. Theo thời gian, những tế bào này hình thành nên khối u có khả năng phát triển mạnh mẽ, di căn đến các bộ phận xung quanh.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh là việc hút thuốc lá thường xuyên. Vì vậy, nhiều người tỏ ra hối hận, tuyệt vọng vì thói quen trong quá khứ. Thậm chí, không ít bệnh nhân phải chịu ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh.
Không riêng gì ung thư phổi, nhiều loại ung thư khác khi tấn công cơ thể dễ gây nên tình trạng thiếu sắt dẫn tới thiếu máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy bải hoải, mệt mỏi triền miên.
Đặc biệt, nhiều người mắc ung thư phổi cho biết họ thường xuyên đối diện với những cơn ho kéo dài, ho ra máu, nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh. Họ cũng nhanh chóng giảm cân dù trước đó đã cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi bệnh khởi phát nếu không có tác động kịp thời, tế bào ung thư nhanh chóng phát triển, di căn đến các bộ phận xung quanh. Điểm đến đầu tiên của tế bào ung thư nguy hiểm này là gan, tuyến thượng thận, xương và não.
Ung thư phổi di căn sang gan, tuyến thượng thận thường ít có biểu hiện bất thường. Trong khi đó khi di căn đến xương, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác đau nhức triền miên, nhất là khu vực xương sống, đùi và xương sườn.
Trường hợp tế bào ung thư phổi di căn tới não sẽ nhanh chóng làm giảm tầm nhìn, suy nhược cơ thể, thậm chí co giật toàn thân.
Nếu may mắn được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ áp dụng phương pháp hóa, xạ trị để tiêu diệt khối u. Khi thực hiện hóa trị, hóa chất đi vào cơ thể theo đường máu không chỉ ảnh hưởng đến tế bào gây bệnh mà còn tác động đến cả tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, người bệnh thường gặp những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, loét miệng.
Khác với hóa trị, xạ trị không ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trong cơ thể song nó dễ dàng ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh xung quanh khối u gây mệt mỏi, da trở nên nhạy cảm.
Đáng lưu ý nhất, người mắc ung thư phổi không may mắn như bệnh nhân các loại ung thư khác khi 60-80% trường hợp mắc bệnh có dấu hiệu di căn không đáp ứng các điều kiện để thực hiện phẫu thuật. Thậm chí nếu phẫu thuật thành công, việc điều trị vẫn gây nên những tác dụng phụ như đau đớn, suy nhược, mệt mỏi, khó thở. Người bệnh mất khoảng cả tuần hoặc vài tháng mới bình phục.