Ung thư buồng trứng – “thủ phạm giết người thầm lặng”. So với các loại ung thư khác, dấu hiệu của căn bệnh này khá mơ hồ, rất dễ nhầm với các biểu hiện trong những ngày kinh nguyệt của chị em. Cụ thể, người bệnh có thể có những dấu hiệu như đau – khó chịu vùng xương chậu, chán ăn, ăn uống khó tiêu, buồn nôn kéo dài, giảm cân, kích thước vùng bụng tăng… So với những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác, biểu hiện của ung thư buồng trứng thường kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy, tuyệt đối không chủ quan, trì hoãn việc khám sức khỏe để sớm tìm ra căn nguyên vấn đề.Ung thư buồng trứng – bệnh phụ khoa đáng sợ nhất. Trong khi bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có tới 90% khả năng sống sót thì 2/3 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng tử vong vì căn bệnh.
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây nên sự thảm khốc này bắt nguồn từ việc ung thư buồng trứng không có nhiều dấu hiệu đặc trưng; thường được phát hiện muộn và tốc độ phát triển nhanh.
Xét nghiệm Pap không giúp bạn phát hiện ung thư buồng trứng. Nhiều phụ nữ nhầm tưởng tiến hành xét nghiệp Pap sẽ giúp họ phát hiện ung thư buồng trứng. Thực tế không phải như vậy, xét nghiệm này chỉ cho phép phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tế bào cổ tử cung mà thôi. Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm các xét nghiệm khác như chụp X - quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ… để chẩn đoán. Thuốc tránh thai giúp bạn giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Không phải loại thuốc tránh thai nào cũng mang lại tác dụng ngừa ung thư buồng trứng như mong đợi. Cụ thể, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung bướu Duke (Mỹ) phát hiện, viên thuốc tránh thai tổng hợp chứa 2 hormon oestrogen và progestin giúp giảm 50% nguy cơ ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, người ta chưa hiểu được cách thức thuốc tránh thai giảm ung thư buồng trứng như thế nào. Chính vì vậy, phụ nữ không nên sử dụng thuốc tùy tiện. Mọi loại thuốc khi dùng đều cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ung thư buồng trứng – “thủ phạm giết người thầm lặng”. So với các loại ung thư khác, dấu hiệu của căn bệnh này khá mơ hồ, rất dễ nhầm với các biểu hiện trong những ngày kinh nguyệt của chị em.
Cụ thể, người bệnh có thể có những dấu hiệu như đau – khó chịu vùng xương chậu, chán ăn, ăn uống khó tiêu, buồn nôn kéo dài, giảm cân, kích thước vùng bụng tăng… So với những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác, biểu hiện của ung thư buồng trứng thường kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy, tuyệt đối không chủ quan, trì hoãn việc khám sức khỏe để sớm tìm ra căn nguyên vấn đề.
Ung thư buồng trứng – bệnh phụ khoa đáng sợ nhất. Trong khi bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có tới 90% khả năng sống sót thì 2/3 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng tử vong vì căn bệnh.
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây nên sự thảm khốc này bắt nguồn từ việc ung thư buồng trứng không có nhiều dấu hiệu đặc trưng; thường được phát hiện muộn và tốc độ phát triển nhanh.
Xét nghiệm Pap không giúp bạn phát hiện ung thư buồng trứng. Nhiều phụ nữ nhầm tưởng tiến hành xét nghiệp Pap sẽ giúp họ phát hiện ung thư buồng trứng. Thực tế không phải như vậy, xét nghiệm này chỉ cho phép phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tế bào cổ tử cung mà thôi. Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm các xét nghiệm khác như chụp X - quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ… để chẩn đoán.
Thuốc tránh thai giúp bạn giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Không phải loại thuốc tránh thai nào cũng mang lại tác dụng ngừa ung thư buồng trứng như mong đợi. Cụ thể, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung bướu Duke (Mỹ) phát hiện, viên thuốc tránh thai tổng hợp chứa 2 hormon oestrogen và progestin giúp giảm 50% nguy cơ ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, người ta chưa hiểu được cách thức thuốc tránh thai giảm ung thư buồng trứng như thế nào. Chính vì vậy, phụ nữ không nên sử dụng thuốc tùy tiện. Mọi loại thuốc khi dùng đều cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.