Những ngày qua, số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Đồng gia tăng đột biến. Các bệnh phổ biến gồm bệnh sốt xuất huyết và chân tay miệng. Tại bãi gửi xe của viện, tình trạng xếp hàng dài diễn ra cả ngày.Sáng 5/10, tất cả các khu vực tại bệnh viện chật cứng người. Trong ảnh là phòng chờ khám, phát thuốc. Bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 1 cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết, trong tháng 8 trung bình 40 người/tuần, đến đầu tháng 9 đã tăng tới 70 người. Hiện, khoảng 110 bệnh nhân nhập viện/tuần. Ông cảnh báo, bệnh này tiếp tục chiều hướng gia tăng, lan rộng, "đến thời điểm này đã có 3 ca tử vong".Riêng bệnh tay chân miệng, tháng 8 có 75, tháng 9 là 150 bệnh nhân nhập viện/tuần. Hiện tại 300 bệnh nhân nhập viện/tuần. Ảnh: Người nhà và bệnh nhân xếp hàng, đứng chờ hàng giờ đồng hồ chờ đến lượt để nộp lệ phí đăng ký khám bệnh.Nhiều người mệt mỏi ngồi bệt giữa chỗ đông người đi lại.Chị Thuỷ bắt xe đò từ đêm, 4h sáng tới Sài Gòn. Người phụ nữ quê An Giang cho biết, cậu con trai sốt mấy ngày nay không giảm, gia đình phải chuyển viện. Dự kiến 6 giờ sau mới đến lượt nên hai mẹ con trải chiếu nằm ngủ tạm.Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc bệnh viện thông tin, trong năm 2015, dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp vì rơi vào chu kỳ từ 3 tới 5 năm/lần. "Ai cũng có thể bị sốt xuất huyết, không riêng gì trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ. Bệnh viện đang trong tình trạng quá tải. Chúng tôi đã bố trí thêm 150 giường và tận dụng thêm hành lang cho trẻ nằm điều trị. Ảnh: Bên trong các phòng nội trú, thân nhân và bệnh nhi không có chỗ ngồi, nằm.Lý giải nguyên nhân này, bác sĩ Liên cho hay, việc bệnh viện quá tải cũng một phần do tâm lý người nhà từ các tỉnh muốn đưa con lên tuyến trên để yên tâm hơn. Thực tế có nhiều bệnh viện tuyến dưới có thể làm tốt. Hiện, nơi đây có 65% bệnh nhân từ tỉnh lên khám và điều trị. BV cũng nâng cao về mặt điều trị, cho trẻ điều trị trong ngày về và giảm số ngày nằm viện. Ảnh: Những khoảng trống trong các phòng đều được người nhà bệnh nhân tận dụng.Một giường có 2-3 bệnh nhi. Những em không có chỗ phải nằm dưới sàn, còn phụ huynh ngủ dưới gầm giường.Hành lang được tận dụng kê thêm giường phục vụ bệnh nhân, đồng thời giảm bớt sự ngột ngạt.Một số người làm việc tại bệnh viện cho hay, cảnh tượng này chưa từng diễn ra trong 10 năm qua.Nhiều trẻ em đã phải ngủ ngoài hành lang vài ngày.Các bậc cầu thang cũng không còn chỗ trống.Anh Xuân (quê Long An) cho biết, con bị sốt, gia đình phải bỏ hết công việc đưa cháu lên BV Nhi đồng 1 khám và chữa trị đã hai ngày nay. "Ở chung trong phòng cùng nhiều bé lớn hơn, chật và bí, nhiều mùi khiến cháu khóc suốt. Tôi phải đưa con ra ngồi đây cho thoáng, cháu mới ngủ được", ôm đứa con trên tay, ông bố trẻ nói.Thời tiết không thuận lợi, nhiều gia đình phải lập lều bằng chăn, chiếu ở hành lang để tránh nắng, giảm bớt ánh sáng cho các bé ngủ.Trời khá oi bức, chật chội, rất nhiều bé quấy khóc.
Những ngày qua, số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Đồng gia tăng đột biến. Các bệnh phổ biến gồm bệnh sốt xuất huyết và chân tay miệng. Tại bãi gửi xe của viện, tình trạng xếp hàng dài diễn ra cả ngày.
Sáng 5/10, tất cả các khu vực tại bệnh viện chật cứng người. Trong ảnh là phòng chờ khám, phát thuốc. Bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 1 cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết, trong tháng 8 trung bình 40 người/tuần, đến đầu tháng 9 đã tăng tới 70 người. Hiện, khoảng 110 bệnh nhân nhập viện/tuần. Ông cảnh báo, bệnh này tiếp tục chiều hướng gia tăng, lan rộng, "đến thời điểm này đã có 3 ca tử vong".
Riêng bệnh tay chân miệng, tháng 8 có 75, tháng 9 là 150 bệnh nhân nhập viện/tuần. Hiện tại 300 bệnh nhân nhập viện/tuần. Ảnh: Người nhà và bệnh nhân xếp hàng, đứng chờ hàng giờ đồng hồ chờ đến lượt để nộp lệ phí đăng ký khám bệnh.
Nhiều người mệt mỏi ngồi bệt giữa chỗ đông người đi lại.
Chị Thuỷ bắt xe đò từ đêm, 4h sáng tới Sài Gòn. Người phụ nữ quê An Giang cho biết, cậu con trai sốt mấy ngày nay không giảm, gia đình phải chuyển viện. Dự kiến 6 giờ sau mới đến lượt nên hai mẹ con trải chiếu nằm ngủ tạm.
Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc bệnh viện thông tin, trong năm 2015, dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp vì rơi vào chu kỳ từ 3 tới 5 năm/lần. "Ai cũng có thể bị sốt xuất huyết, không riêng gì trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ. Bệnh viện đang trong tình trạng quá tải. Chúng tôi đã bố trí thêm 150 giường và tận dụng thêm hành lang cho trẻ nằm điều trị. Ảnh: Bên trong các phòng nội trú, thân nhân và bệnh nhi không có chỗ ngồi, nằm.
Lý giải nguyên nhân này, bác sĩ Liên cho hay, việc bệnh viện quá tải cũng một phần do tâm lý người nhà từ các tỉnh muốn đưa con lên tuyến trên để yên tâm hơn. Thực tế có nhiều bệnh viện tuyến dưới có thể làm tốt. Hiện, nơi đây có 65% bệnh nhân từ tỉnh lên khám và điều trị. BV cũng nâng cao về mặt điều trị, cho trẻ điều trị trong ngày về và giảm số ngày nằm viện. Ảnh: Những khoảng trống trong các phòng đều được người nhà bệnh nhân tận dụng.
Một giường có 2-3 bệnh nhi. Những em không có chỗ phải nằm dưới sàn, còn phụ huynh ngủ dưới gầm giường.
Hành lang được tận dụng kê thêm giường phục vụ bệnh nhân, đồng thời giảm bớt sự ngột ngạt.
Một số người làm việc tại bệnh viện cho hay, cảnh tượng này chưa từng diễn ra trong 10 năm qua.
Nhiều trẻ em đã phải ngủ ngoài hành lang vài ngày.
Các bậc cầu thang cũng không còn chỗ trống.
Anh Xuân (quê Long An) cho biết, con bị sốt, gia đình phải bỏ hết công việc đưa cháu lên BV Nhi đồng 1 khám và chữa trị đã hai ngày nay. "Ở chung trong phòng cùng nhiều bé lớn hơn, chật và bí, nhiều mùi khiến cháu khóc suốt. Tôi phải đưa con ra ngồi đây cho thoáng, cháu mới ngủ được", ôm đứa con trên tay, ông bố trẻ nói.
Thời tiết không thuận lợi, nhiều gia đình phải lập lều bằng chăn, chiếu ở hành lang để tránh nắng, giảm bớt ánh sáng cho các bé ngủ.
Trời khá oi bức, chật chội, rất nhiều bé quấy khóc.