Sản phụ có nguy cơ cao hơn đối với viêm nội mạc tử cung nếu quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc khoảng cách thời gian giữa lúc vỡ ối với sinh con kéo dài.Những phụ nữ sinh mổ cũng có nhiều nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với những người sinh thường. Nguy cơ đó lại càng cao hơn nữa nếu việc mổ lấy thai diễn ra sau quá trình chuyển dạ hoặc vỡ ối.Với những phụ nữ sinh thường thì những người sinh thường có can thiệp có nguy cơ cao hơn những người sinh thường không can thiệp.Nếu bạn sinh mổ thì có thể bị nhiễm trùng tại vết mổ.Một dạng nhiễm trùng sau sinh cũng khá thường gặp là nhiễm trùng vú. Cứ khoảng 20 người mẹ cho con bú thì có 1 người bị tình trạng này, và thường xảy ra nếu núm vú của bạn bị nẻ, nứt.Nếu sản phụ sinh thường, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng ở vết rách hoặc vết rạch tầng sinh môn, tuy đây là những trường hợp không thường gặp.Ngoài ra, cũng hãy để ý đến những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt nếu bạn có gắn ống thông tiểu.Những dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh: Cơ thể sản phụ xuất hiện những cơn sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, sản dịch có mùi lạ, ngực đau, cứng...Bạn có thể bị đỏ, chảy dịch, sưng, ấm, đau nhiều hoặc nhạy cảm hơn ở vùng quanh vết mổ, vết cắt tầng sinh môn, hoặc vết rách khi sinh hoặc vết thương trông như chuẩn bị tách ra. Khi đi tiểu khó, tiểu đau, cảm giác cần đi tiểu thường xuyên và gấp gáp nhưng lại tiểu rất ít hoặc không có gì, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.
Sản phụ có nguy cơ cao hơn đối với viêm nội mạc tử cung nếu quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc khoảng cách thời gian giữa lúc vỡ ối với sinh con kéo dài.
Những phụ nữ sinh mổ cũng có nhiều nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với những người sinh thường. Nguy cơ đó lại càng cao hơn nữa nếu việc mổ lấy thai diễn ra sau quá trình chuyển dạ hoặc vỡ ối.
Với những phụ nữ sinh thường thì những người sinh thường có can thiệp có nguy cơ cao hơn những người sinh thường không can thiệp.
Nếu bạn sinh mổ thì có thể bị nhiễm trùng tại vết mổ.
Một dạng nhiễm trùng sau sinh cũng khá thường gặp là nhiễm trùng vú. Cứ khoảng 20 người mẹ cho con bú thì có 1 người bị tình trạng này, và thường xảy ra nếu núm vú của bạn bị nẻ, nứt.
Nếu sản phụ sinh thường, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng ở vết rách hoặc vết rạch tầng sinh môn, tuy đây là những trường hợp không thường gặp.
Ngoài ra, cũng hãy để ý đến những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt nếu bạn có gắn ống thông tiểu.
Những dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh: Cơ thể sản phụ xuất hiện những cơn sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, sản dịch có mùi lạ, ngực đau, cứng...
Bạn có thể bị đỏ, chảy dịch, sưng, ấm, đau nhiều hoặc nhạy cảm hơn ở vùng quanh vết mổ, vết cắt tầng sinh môn, hoặc vết rách khi sinh hoặc vết thương trông như chuẩn bị tách ra. Khi đi tiểu khó, tiểu đau, cảm giác cần đi tiểu thường xuyên và gấp gáp nhưng lại tiểu rất ít hoặc không có gì, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.