Theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem hay bất kỳ loại vắc xin nào khác đều có thể có. Những phản ứng đó nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của em bé được tiêm.Tuy nhiên, hầu hết những phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin đều nhẹ, như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Chỉ có một số rất ít trẻ xuất hiện những phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.Hiện nay, nhiều bà mẹ hoang mang lo sợ những tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi đưa con đi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tuy nhiên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và bình tĩnh vì có thể xử lý được những phản ứng nhẹ có thể xảy ra với bé sau tiêm.Đầu tiên, trước khi tiêm, bạn hãy thông báo cho bác sĩ đầy đủ chi tiết về tình hình sức khỏe của con bạn, những bệnh mà bé mới mắc trong thời gian gần, các loại thuốc con đang sử dụng hoặc vừa sử dụng. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu bé có vấn đề hoặc nghi ngờ bệnh tật bẩm sinh.Ngoài ra, tình trạng phản ứng của bé trong những lần tiêm trước cũng cần được liệt kê đầy đủ.Theo đúng quy trình, sau khi tiêm vắc xin, bạn cần cho con ngồi lại 30 phút để theo dõi tình trạng phản ứng. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì có thể đưa con về nhà, nhưng cần tiếp tục theo dõi trong 3 – 5 ngày sau đó.Nếu con có biểu hiện sốt nhẹ 37 đến 38 độ, mẹ không cần quá lo lắng vì đó là phản ứng bình thường sau tiêm. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau mát cho bé, mặc cho bé quần áo thoáng mát và uống nhiều nước, nước trái cây.Nếu bé bắt đầu sốt cao từ 38,5 độ trở lên thì mới cho con uống thuốc hạ sốt hoặc dùng thuốc hạ sốt viên đạn đút hậu môn theo liều lượng phù hợp. Kết hợp với dùng thuốc vẫn là lau mặt và uống nhiều nước.Khi trẻ sốt cao trên 39 độ và bắt đầu bỏ ăn, quấy khóc nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để bác sĩ theo dõi tình hình.Nếu sau khi tiêm Quinvaxem mà trẻ có các biểu hiện bất thường như khó thở, mê mệt, tím tái, co giật thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.Điều quan trọng nhất khi thấy con có phản ứng sau tiêm là bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, theo dõi tình trạng của con kỹ càng và đưa trẻ đến bệnh viện sớm ngay khi có biểu hiện nguy hiểm.
Theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem hay bất kỳ loại vắc xin nào khác đều có thể có. Những phản ứng đó nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của em bé được tiêm.
Tuy nhiên, hầu hết những phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin đều nhẹ, như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Chỉ có một số rất ít trẻ xuất hiện những phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.
Hiện nay, nhiều bà mẹ hoang mang lo sợ những tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi đưa con đi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tuy nhiên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và bình tĩnh vì có thể xử lý được những phản ứng nhẹ có thể xảy ra với bé sau tiêm.
Đầu tiên, trước khi tiêm, bạn hãy thông báo cho bác sĩ đầy đủ chi tiết về tình hình sức khỏe của con bạn, những bệnh mà bé mới mắc trong thời gian gần, các loại thuốc con đang sử dụng hoặc vừa sử dụng. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu bé có vấn đề hoặc nghi ngờ bệnh tật bẩm sinh.
Ngoài ra, tình trạng phản ứng của bé trong những lần tiêm trước cũng cần được liệt kê đầy đủ.
Theo đúng quy trình, sau khi tiêm vắc xin, bạn cần cho con ngồi lại 30 phút để theo dõi tình trạng phản ứng. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì có thể đưa con về nhà, nhưng cần tiếp tục theo dõi trong 3 – 5 ngày sau đó.
Nếu con có biểu hiện sốt nhẹ 37 đến 38 độ, mẹ không cần quá lo lắng vì đó là phản ứng bình thường sau tiêm. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau mát cho bé, mặc cho bé quần áo thoáng mát và uống nhiều nước, nước trái cây.
Nếu bé bắt đầu sốt cao từ 38,5 độ trở lên thì mới cho con uống thuốc hạ sốt hoặc dùng thuốc hạ sốt viên đạn đút hậu môn theo liều lượng phù hợp. Kết hợp với dùng thuốc vẫn là lau mặt và uống nhiều nước.
Khi trẻ sốt cao trên 39 độ và bắt đầu bỏ ăn, quấy khóc nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để bác sĩ theo dõi tình hình.
Nếu sau khi tiêm Quinvaxem mà trẻ có các biểu hiện bất thường như khó thở, mê mệt, tím tái, co giật thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Điều quan trọng nhất khi thấy con có phản ứng sau tiêm là bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, theo dõi tình trạng của con kỹ càng và đưa trẻ đến bệnh viện sớm ngay khi có biểu hiện nguy hiểm.