Thảm kịch kinh hoàng xảy ra vào lúc 13h35 ngày 11/12/1993 sau khi nơi này hứng chịu trận mưa liên tục kéo dài 10 ngày. Sự kiện này được đánh giá là một trong những vụ sập cao ốc kinh hoàng nhất thế giới. Khi đó, nhiều nhân chứng đã chứng kiến cảnh tượng hãi hùng Block 1 của tòa tháp Highland đổ chậm dần xuống và cướp đi mạng sống của gần 50 người. Tòa tháp Highland được xây rất kì công, với 3 khu ( Block 1, Block 2, Block 3) chia làm 12 tòa nhà nằm trên ngọn đồi dốc ngay phía ngoài rìa thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Nơi này bắt đầu được xây dựng vào cuối những năm 1970. Mặc dù là một công trình cao ốc nhưng chủ đầu tư lại không chú trọng đầu tư và bảo vệ hệ thống thoát nước và số gạch đá còn thừa nên đã gây ra thảm kịch kinh hoàng gây rúng động dư luận Malaysia thời ấy.
Tình hình trở nên nguy hiểm hơn khi một công ty xây dựng khác cũng bắt đầu xây nhà trên đỉnh đồi. Mảnh đất này bắt đầu bị xói mòn, một số ống thoát nước còn bị tắc. Vào thời điểm đó, trận mưa kéo dài suốt 10 ngày đã khiến đường ống nước chịu áp lực rất lớn. Nhiều nhánh ở trên đồi, các ống đã bị vỡ, lượng nước ngấm trong đất chạm mốc nguy hiểm. Cuối cùng, trận lở đất đổ xuống chỗ những công trình còn bỏ dở. Kéo theo đó là 100.000 mét khối bùn được dự đoán có sức nặng bằng 200 máy bay Boeing 747 lao thẳng xuống Tầng 1 của tháp Highland. Điều đó khiến cả tòa tháp rung chuyển và dần dần đổ sập xuống. Trong ảnh là cô gái trẻ cầu nguyện trong nước mắt cho người thân bình an khi bị mất tích trong tòa tháp Highland. Trong ngày đầu tiên xảy ra lở đất, cơ quan chức năng Malaysia đã cứu được 3 người ra khỏi đống đổ nát. Sau gần 2 tuần tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trong tháp Highland, giới chức trách không tìm thêm được người nào còn sống. Cuối cùng, cơ quan chức năng tìm thấy 48 thi thể nạn nhân xấu số bao gồm cả phụ nữ, trẻ em Malaysia cũng như người nước ngoài tử vong trong đống đổ nát của tòa tháp Highland. Trước khi xảy ra thảm kịch đổ tòa cao ốc trên 1 tháng, một vài người dân Malaysia đã phát hiện những vết rạn nứt xung quanh tháp Highland nhưng cả cơ quan chức năng lẫn chủ đầu tư tòa nhà đều không coi trọng vấn đề ấy.
Thảm kịch kinh hoàng xảy ra vào lúc 13h35 ngày 11/12/1993 sau khi nơi này hứng chịu trận mưa liên tục kéo dài 10 ngày. Sự kiện này được đánh giá là một trong những vụ sập cao ốc kinh hoàng nhất thế giới.
Khi đó, nhiều nhân chứng đã chứng kiến cảnh tượng hãi hùng Block 1 của tòa tháp Highland đổ chậm dần xuống và cướp đi mạng sống của gần 50 người.
Tòa tháp Highland được xây rất kì công, với 3 khu ( Block 1, Block 2, Block 3) chia làm 12 tòa nhà nằm trên ngọn đồi dốc ngay phía ngoài rìa thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Nơi này bắt đầu được xây dựng vào cuối những năm 1970.
Mặc dù là một công trình cao ốc nhưng chủ đầu tư lại không chú trọng đầu tư và bảo vệ hệ thống thoát nước và số gạch đá còn thừa nên đã gây ra thảm kịch kinh hoàng gây rúng động dư luận Malaysia thời ấy.
Tình hình trở nên nguy hiểm hơn khi một công ty xây dựng khác cũng bắt đầu xây nhà trên đỉnh đồi. Mảnh đất này bắt đầu bị xói mòn, một số ống thoát nước còn bị tắc.
Vào thời điểm đó, trận mưa kéo dài suốt 10 ngày đã khiến đường ống nước chịu áp lực rất lớn. Nhiều nhánh ở trên đồi, các ống đã bị vỡ, lượng nước ngấm trong đất chạm mốc nguy hiểm. Cuối cùng, trận lở đất đổ xuống chỗ những công trình còn bỏ dở.
Kéo theo đó là 100.000 mét khối bùn được dự đoán có sức nặng bằng 200 máy bay Boeing 747 lao thẳng xuống Tầng 1 của tháp Highland. Điều đó khiến cả tòa tháp rung chuyển và dần dần đổ sập xuống. Trong ảnh là cô gái trẻ cầu nguyện trong nước mắt cho người thân bình an khi bị mất tích trong tòa tháp Highland.
Trong ngày đầu tiên xảy ra lở đất, cơ quan chức năng Malaysia đã cứu được 3 người ra khỏi đống đổ nát. Sau gần 2 tuần tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trong tháp Highland, giới chức trách không tìm thêm được người nào còn sống.
Cuối cùng, cơ quan chức năng tìm thấy 48 thi thể nạn nhân xấu số bao gồm cả phụ nữ, trẻ em Malaysia cũng như người nước ngoài tử vong trong đống đổ nát của tòa tháp Highland.
Trước khi xảy ra thảm kịch đổ tòa cao ốc trên 1 tháng, một vài người dân Malaysia đã phát hiện những vết rạn nứt xung quanh tháp Highland nhưng cả cơ quan chức năng lẫn chủ đầu tư tòa nhà đều không coi trọng vấn đề ấy.