Đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa.Đèo Cả có độ cao khoảng 333m so với mực nước biển và chiều dài ước chừng 12km.Theo các ghi chép để lại, trước đây, đèo được coi là ranh giới để phân chia hai nước Đại Việt và Chiêm Thành.Sử cũng chép rằng, khi vua Lê tiến vào Nam đã phải dừng chân tại đèo Cả vì địa hình hiểm trở không cho phép đi tiếp. Ông dựng một cứ địa nhỏ tại Phú Yên đặt tên là Hoa Anh.Trong suốt thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, nơi đây là ranh giới điểm nóng xảy ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân Đại Việt và Chiêm Thành.Không những thế vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nơi đây là địa điểm lịch sử ghi dấu các cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Đèo Cả xứng đáng là một địa danh lịch sử nổi tiếng vì đã từng chứng kiến nhiều biến động của thời cuộc.Đường lên đèo Cả uốn lượn như dải lụa giữa màu xanh của núi rừng, có những khúc quanh tưởng chừng như không thể bẻ tay lái.Ngoài ra, đường qua đèo Cả còn có những khối đá cao dựng đứng sừng sững. Cái hiểm trở của đèo Cả như muốn nuốt trọn bất kỳ ai muốn đi qua.Tuy nhiên đây lại chính là sự thu hút của đèo Cả. Sự hiểm trở của con đèo này hòa vào cảnh sắc thiên nhiên đã tạo ra vẻ đẹp hùng vĩ.Đứng trên đỉnh đèo Cả có thể phóng tầm mắt nhìn ra một khoảng trời rộng lớn. Một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện lên từ đồng bằng đến núi rừng, phía xa xăm là biển cả mênh mông.Đặc biệt, cung đèo còn tiếp giáp với cả biển lẫn núi khiến cho khí hậu vô cùng mát mẻ giúp hệ cây cối phát triển, rừng núi xanh tươi.Đặc biệt, đèo Cả là nơi có hệ thực vật phong phú và đa dạng. Rừng ở đèo Cả có nhiều loài gỗ quý: sao, chò, dầu, kền kền, trầm, cà ná …Đây còn là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật như: tê tê, gấu ngựa, báo hoa, nhím, khỉ, trĩ sao … trong đó có những loài đặc thù chỉ sinh sống ở vùng này.Hiện nay, tại đèo Cả đã có hầm đường bộ thông qua đèo với tổng chiều dài 13.5km, quy mô chỉ sau hầm Hải Vân.Mời độc giả xem video:Người dân Hà Nội vẫn tập thể dục sáng bất chấp lệnh cấm. Nguồn: VTV24.
Đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa.
Đèo Cả có độ cao khoảng 333m so với mực nước biển và chiều dài ước chừng 12km.
Theo các ghi chép để lại, trước đây, đèo được coi là ranh giới để phân chia hai nước Đại Việt và Chiêm Thành.
Sử cũng chép rằng, khi vua Lê tiến vào Nam đã phải dừng chân tại đèo Cả vì địa hình hiểm trở không cho phép đi tiếp. Ông dựng một cứ địa nhỏ tại Phú Yên đặt tên là Hoa Anh.
Trong suốt thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, nơi đây là ranh giới điểm nóng xảy ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân Đại Việt và Chiêm Thành.
Không những thế vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nơi đây là địa điểm lịch sử ghi dấu các cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Đèo Cả xứng đáng là một địa danh lịch sử nổi tiếng vì đã từng chứng kiến nhiều biến động của thời cuộc.
Đường lên đèo Cả uốn lượn như dải lụa giữa màu xanh của núi rừng, có những khúc quanh tưởng chừng như không thể bẻ tay lái.
Ngoài ra, đường qua đèo Cả còn có những khối đá cao dựng đứng sừng sững. Cái hiểm trở của đèo Cả như muốn nuốt trọn bất kỳ ai muốn đi qua.
Tuy nhiên đây lại chính là sự thu hút của đèo Cả. Sự hiểm trở của con đèo này hòa vào cảnh sắc thiên nhiên đã tạo ra vẻ đẹp hùng vĩ.
Đứng trên đỉnh đèo Cả có thể phóng tầm mắt nhìn ra một khoảng trời rộng lớn. Một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện lên từ đồng bằng đến núi rừng, phía xa xăm là biển cả mênh mông.
Đặc biệt, cung đèo còn tiếp giáp với cả biển lẫn núi khiến cho khí hậu vô cùng mát mẻ giúp hệ cây cối phát triển, rừng núi xanh tươi.
Đặc biệt, đèo Cả là nơi có hệ thực vật phong phú và đa dạng. Rừng ở đèo Cả có nhiều loài gỗ quý: sao, chò, dầu, kền kền, trầm, cà ná …
Đây còn là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật như: tê tê, gấu ngựa, báo hoa, nhím, khỉ, trĩ sao … trong đó có những loài đặc thù chỉ sinh sống ở vùng này.
Hiện nay, tại đèo Cả đã có hầm đường bộ thông qua đèo với tổng chiều dài 13.5km, quy mô chỉ sau hầm Hải Vân.
Mời độc giả xem video:Người dân Hà Nội vẫn tập thể dục sáng bất chấp lệnh cấm. Nguồn: VTV24.