Hơn 1000 năm nay, người phụ nữ đến từ bang Chin ở Myanmar vẫn còn lưu giữ được các phong tục truyền thống từ xưa. Ở đây, các cô gái vẽ các hình xăm trên khuôn mặt để tránh bị bắt cóc và cũng được xem là một cách làm đẹp.Kể từ năm 1962, chính phủ Myanmar đã ngăn cấm việc phụ nữ xăm lên mặt, do đó chỉ còn một số rất ít các bà cụ lớn tuổi còn giữ được phong tục này. Người ta không rõ nguồn gốc của tục lệ này bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, dân bản địa cho rằng, nó bắt nguồn từ việc có phụ nữ bị bắt cóc.Truyền thuyết kể rằng, thời xưa có một vị vua đặt chân đến vùng đất bang Chin ngày nay, ấn tượng trước vẻ đẹp của các cô gái nên đã bắt cóc một người về làm vợ. Do vậy, để ngăn chặn những vụ bắt cóc, nhiều bậc cao niên đã quyết định dùng hình xăm để giảm bớt vẻ đẹp của các cô gái.Trong khoảng một thiên niên kỷ qua, truyền thống này được tiếp nối và những hình xăm trên mặt đã trở thành một phần bản sắc của người phụ nữ ở bang Chin. Hiện nay, nhiều nam giới trong các bộ tộc ở bang Chin có truyền thống đặc biệt này đã coi hình xăm trên mặt là biểu hiện vẻ đẹp của người phụ nữ và họ không kết hôn với những cô gái không có hình xăm trên mặt.Trên khắp bang Chin có khoảng 60 gia tộc, hầu hết các gia tộc này đều có truyền thống xăm mình giống nhau. Các cô gái khi mới 12 tuổi sẽ trải qua nghi lễ xăm lên mặt với nhiều hình thức khác nhau.Sau khi đất nước thay đổi, những người phụ nữ cuối cùng trải qua nghi lễ xăm mặt giờ đây đã già, trở thành những người lớn tuổi trong bộ lạc. Những hình xăm độc đáo trên khuôn mặt của họ trở thành dấu tích của văn hóa và thời gian và có lẽ sắp mất đi mãi mãi.
Hơn 1000 năm nay, người phụ nữ đến từ bang Chin ở Myanmar vẫn còn lưu giữ được các phong tục truyền thống từ xưa. Ở đây, các cô gái vẽ các hình xăm trên khuôn mặt để tránh bị bắt cóc và cũng được xem là một cách làm đẹp.
Kể từ năm 1962, chính phủ Myanmar đã ngăn cấm việc phụ nữ xăm lên mặt, do đó chỉ còn một số rất ít các bà cụ lớn tuổi còn giữ được phong tục này. Người ta không rõ nguồn gốc của tục lệ này bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, dân bản địa cho rằng, nó bắt nguồn từ việc có phụ nữ bị bắt cóc.
Truyền thuyết kể rằng, thời xưa có một vị vua đặt chân đến vùng đất bang Chin ngày nay, ấn tượng trước vẻ đẹp của các cô gái nên đã bắt cóc một người về làm vợ. Do vậy, để ngăn chặn những vụ bắt cóc, nhiều bậc cao niên đã quyết định dùng hình xăm để giảm bớt vẻ đẹp của các cô gái.
Trong khoảng một thiên niên kỷ qua, truyền thống này được tiếp nối và những hình xăm trên mặt đã trở thành một phần bản sắc của người phụ nữ ở bang Chin. Hiện nay, nhiều nam giới trong các bộ tộc ở bang Chin có truyền thống đặc biệt này đã coi hình xăm trên mặt là biểu hiện vẻ đẹp của người phụ nữ và họ không kết hôn với những cô gái không có hình xăm trên mặt.
Trên khắp bang Chin có khoảng 60 gia tộc, hầu hết các gia tộc này đều có truyền thống xăm mình giống nhau. Các cô gái khi mới 12 tuổi sẽ trải qua nghi lễ xăm lên mặt với nhiều hình thức khác nhau.
Sau khi đất nước thay đổi, những người phụ nữ cuối cùng trải qua nghi lễ xăm mặt giờ đây đã già, trở thành những người lớn tuổi trong bộ lạc. Những hình xăm độc đáo trên khuôn mặt của họ trở thành dấu tích của văn hóa và thời gian và có lẽ sắp mất đi mãi mãi.