Thời xưa Đèo Cù Mông là ranh giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành. Đây cũng từng là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (quốc lộ 1D).Đèo Cù Mông có tên cũ là Cù Mãng. Mãng là con rắn thần, cù là linh vật có đầu lân mình rồng. Tên gọi này có lẽ bắt nguồn do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngọc Linh.Đèo Cù Mông từng được đặt tên là “con đường ma” vì lời đồn đại rằng con đèo hoang vu này thường có tiếng khóc lóc lúc đêm khuya.Tương truyền trong cuộc hành trình di cư về phía Nam đầy gian khổ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, không ít trẻ em và phụ nữ đã kiệt sức và bỏ mạng tại đây. Sau này, người dân địa phương xây lên am thờ các linh hồn tha hương, từ đó không còn nghe tiếng ai oán nữa.Đèo có chiều dài khá ngắn (dài 7km) và đỉnh đèo chỉ cao 245m so với mực nước biển. Tuy nhiên, đây được xem là cung đường đèo hiểm trở hàng đầu Việt Nam.Lý do là bởi đường đèo dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao nên dễ gây ra tai nạn giao thông.Dù có địa hình khá nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của Cù Mông chính là điểm thu hút các du khách thập phương tới đây.Dọc đường đèo là núi rừng đại ngàn xanh mướt chạy dọc hai bên đường đèo xen lẫn mùi hoa rừng thơm thoang thoảng.Từ trên đèo Cù Mông, phóng tầm mắt nhìn về phía Đông, hiện ra ở đó là bán đảo Vĩnh Cửu với những triền cát trắng trải dài đến mênh mông vô tận. Còn hướng về phía Nam là bán đảo Hải Phú với vẻ đẹp mĩ miều của hòn Tôm, hòn Nần… hoang sơ và xanh mát.Hiện để đảm bảo an toàn cho người dân, hầm đường bộ qua đèo được xây dựng với mục đích giảm đường đèo dốc hiểm trở, quanh co. Công trình này đã được thông xe ngày 21/1/2019.Hầm đèo Cù Mông có chiều dài toàn tuyến hơn 6,6km, chiều dài hầm là 2,6km. Sự xuất hiện của hầm chui này khiến cho việc di chuyển dễ dàng và thông suốt hơn.Mời độc giả xem video:Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.
Thời xưa Đèo Cù Mông là ranh giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành. Đây cũng từng là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (quốc lộ 1D).
Đèo Cù Mông có tên cũ là Cù Mãng. Mãng là con rắn thần, cù là linh vật có đầu lân mình rồng. Tên gọi này có lẽ bắt nguồn do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngọc Linh.
Đèo Cù Mông từng được đặt tên là “con đường ma” vì lời đồn đại rằng con đèo hoang vu này thường có tiếng khóc lóc lúc đêm khuya.
Tương truyền trong cuộc hành trình di cư về phía Nam đầy gian khổ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, không ít trẻ em và phụ nữ đã kiệt sức và bỏ mạng tại đây. Sau này, người dân địa phương xây lên am thờ các linh hồn tha hương, từ đó không còn nghe tiếng ai oán nữa.
Đèo có chiều dài khá ngắn (dài 7km) và đỉnh đèo chỉ cao 245m so với mực nước biển. Tuy nhiên, đây được xem là cung đường đèo hiểm trở hàng đầu Việt Nam.
Lý do là bởi đường đèo dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao nên dễ gây ra tai nạn giao thông.
Dù có địa hình khá nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của Cù Mông chính là điểm thu hút các du khách thập phương tới đây.
Dọc đường đèo là núi rừng đại ngàn xanh mướt chạy dọc hai bên đường đèo xen lẫn mùi hoa rừng thơm thoang thoảng.
Từ trên đèo Cù Mông, phóng tầm mắt nhìn về phía Đông, hiện ra ở đó là bán đảo Vĩnh Cửu với những triền cát trắng trải dài đến mênh mông vô tận. Còn hướng về phía Nam là bán đảo Hải Phú với vẻ đẹp mĩ miều của hòn Tôm, hòn Nần… hoang sơ và xanh mát.
Hiện để đảm bảo an toàn cho người dân, hầm đường bộ qua đèo được xây dựng với mục đích giảm đường đèo dốc hiểm trở, quanh co. Công trình này đã được thông xe ngày 21/1/2019.
Hầm đèo Cù Mông có chiều dài toàn tuyến hơn 6,6km, chiều dài hầm là 2,6km. Sự xuất hiện của hầm chui này khiến cho việc di chuyển dễ dàng và thông suốt hơn.
Mời độc giả xem video:Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.