Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Pháp đã dựng lên một tượng đài bề thế giữa công viên Robin ở Hà Nội (công viên Lê-nin ngày nay), gọi là Đài Tử sĩ (Monument aux Morts), nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến. Tuy nhiên, người dân Hà Nội quen gọi đây là tượng đài Canh nông vì có hình ảnh người nông dân và con trâu ở mặt trước. Đây là tượng đài lớn bậc nhất Việt Nam thời Pháp thuộc.Trước cổng của Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 từng có Tượng đài "Vì nước Pháp". Đây là một tác phẩm đồ sộ thể hiện một người phụ nữ biểu trưng cho nước Pháp ngồi trên một cái ngai, phía dưới là một gò đất tượng trưng cho xứ Đông Dương với hình ảnh những người lính và phụ nữ bản xứ vây quanh.Do bị dư luận phê phán, chính quyền đã cho dỡ bỏ tượng đài này chỉ sau ít năm.Ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương (tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng vua Lý Thái Tổ bây giờ) từng có một phiên bản thu nhỏ của tượng Nữ thần Tự Do - một tác phẩm do người Pháp làm để tặng nước Mỹ.Vào dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, tượng Nữ thần Tự Do đã bị Chính phủ Bảo hộ thay thế bằng tượng Paul Bert (là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội).Từ vị trí cũ, tượng Nữ thần Tự Do đã được chuyển lên nóc Tháp Rùa ở giữa hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội.Trên vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long).Năm 1945, tượng bị phá bỏ sau khi Nhật đảo chính Pháp, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn và sau này là nơi đặt tượng Đức Bà Hòa Bình.Ở vị trí công trường Mê Linh ở Sài Gòn (cuối đường Hai Bà Trưng, nơi ngày nay đặt tượng đài Trần Hưng Đạo) từng có tượng đài của Đô đốc Hải quân Pháp GenouillyTại góc đường Bonard - Catinar (Lê Lợi - Đồng Khởi) trước Nhà hát Sài Gòn có tượng đài Francis Garnier - viên sĩ quan Pháp bị nghĩa quân Cờ Đen giết trong trận đánh ở Cầu Giấy, Hà Nội năm 1873.Quảng trường Rigault de Genouilly ở đường Vannier (nay là đường Ngô Đức Kế) của Sài Gòn thời Pháp thuộc từng có tượng đài Doudart de Lagrée - viên sĩ quan Pháp từng lãnh đạo cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868.Tượng đài Leon Gambetta - vị thủ tướng Pháp ủng hộ việc xâm chiếm mở rộng thuộc địa cho Pháp - là tượng đài bị di dời nhiều lần nhất ở Việt Nam thời bấy giờ. Ban đầu, tượng đài này nằm ở nơi giao của đường Norodom (nay là Lê Duẩn) và Pellerin (nay là Pasteur), trước dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập).Sau đó khi kinh đào Charner bị lấp để trở thành Đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ), và Chợ cũ ở đại lộ Charner bị dỡ bỏ, thì khu đất Chợ cũ được cải tạo thành Quảng trường Gambetta (nay là khu đất nằm giữa 4 con đường Nguyễn Huệ, Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Hải Triều), với tượng đài Gambetta được dời về đây, đặt ở gần phía cuối quảng trường.Khi trụ sở Kho Bạc được xây dựng trên khu đất này thì tượng Gambetta được dời về Công viên Maurice Long, nay là vườn Tao Đàn.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Pháp đã dựng lên một tượng đài bề thế giữa công viên Robin ở Hà Nội (công viên Lê-nin ngày nay), gọi là Đài Tử sĩ (Monument aux Morts), nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến. Tuy nhiên, người dân Hà Nội quen gọi đây là tượng đài Canh nông vì có hình ảnh người nông dân và con trâu ở mặt trước. Đây là tượng đài lớn bậc nhất Việt Nam thời Pháp thuộc.
Trước cổng của Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 từng có Tượng đài "Vì nước Pháp". Đây là một tác phẩm đồ sộ thể hiện một người phụ nữ biểu trưng cho nước Pháp ngồi trên một cái ngai, phía dưới là một gò đất tượng trưng cho xứ Đông Dương với hình ảnh những người lính và phụ nữ bản xứ vây quanh.
Do bị dư luận phê phán, chính quyền đã cho dỡ bỏ tượng đài này chỉ sau ít năm.
Ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương (tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng vua Lý Thái Tổ bây giờ) từng có một phiên bản thu nhỏ của tượng Nữ thần Tự Do - một tác phẩm do người Pháp làm để tặng nước Mỹ.
Vào dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, tượng Nữ thần Tự Do đã bị Chính phủ Bảo hộ thay thế bằng tượng Paul Bert (là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội).
Từ vị trí cũ, tượng Nữ thần Tự Do đã được chuyển lên nóc Tháp Rùa ở giữa hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội.
Trên vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long).
Năm 1945, tượng bị phá bỏ sau khi Nhật đảo chính Pháp, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn và sau này là nơi đặt tượng Đức Bà Hòa Bình.
Ở vị trí công trường Mê Linh ở Sài Gòn (cuối đường Hai Bà Trưng, nơi ngày nay đặt tượng đài Trần Hưng Đạo) từng có tượng đài của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly
Tại góc đường Bonard - Catinar (Lê Lợi - Đồng Khởi) trước Nhà hát Sài Gòn có tượng đài Francis Garnier - viên sĩ quan Pháp bị nghĩa quân Cờ Đen giết trong trận đánh ở Cầu Giấy, Hà Nội năm 1873.
Quảng trường Rigault de Genouilly ở đường Vannier (nay là đường Ngô Đức Kế) của Sài Gòn thời Pháp thuộc từng có tượng đài Doudart de Lagrée - viên sĩ quan Pháp từng lãnh đạo cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868.
Tượng đài Leon Gambetta - vị thủ tướng Pháp ủng hộ việc xâm chiếm mở rộng thuộc địa cho Pháp - là tượng đài bị di dời nhiều lần nhất ở Việt Nam thời bấy giờ. Ban đầu, tượng đài này nằm ở nơi giao của đường Norodom (nay là Lê Duẩn) và Pellerin (nay là Pasteur), trước dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập).
Sau đó khi kinh đào Charner bị lấp để trở thành Đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ), và Chợ cũ ở đại lộ Charner bị dỡ bỏ, thì khu đất Chợ cũ được cải tạo thành Quảng trường Gambetta (nay là khu đất nằm giữa 4 con đường Nguyễn Huệ, Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Hải Triều), với tượng đài Gambetta được dời về đây, đặt ở gần phía cuối quảng trường.
Khi trụ sở Kho Bạc được xây dựng trên khu đất này thì tượng Gambetta được dời về Công viên Maurice Long, nay là vườn Tao Đàn.