Được xây từ năm 1921 - 1924, nhà thờ Hạnh Thông Tây là một nhà thờ cổ nổi tiếng Sài Gòn do ông Lê Phát An (1868 - 1946) bỏ tiền ra xây dựng. Ông Lê Phát An là con của ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt -
một trong bốn đại điền chủ nổi tiếng nhất Nam Bộ thời đó.Nhà thờ này cũng là nơi an nghỉ của vợ chồng ông bà Lê Phát An, tương tự nhà thờ Huyện Sỹ là nơi an nghỉ của cha mẹ ông là ông bà Lê Phát Đạt.Khu mộ tượng cổ của đại gia Sài Gòn xưa Lê Phát An và người vợ nằm đối diện nhau ở hai bên thánh đường nhà thờ, phía trước cung Thánh.Mộ tượng cổ của ông Lê Phát An có bức tượng bằng cẩm thạch của người vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông.Còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài qùy phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.Toàn bộ hai ngôi mộ này được khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương, tương tự như mộ cổ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ.Giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An rất mang tính "Nam Bộ".Hai cụm mộ tượng cổ được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động, đặc biệt là rất giàu cảm xúc.Từng chi tiết của hai cụm tượng toát lên vẻ đẹp của phong cách điêu khắc Phục Hưng.Nghệ nhân thực hiện mộ tượng ở nhà thờ Hạnh Thông Tây là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp A.Contenay và P Ducuing.
Được xây từ năm 1921 - 1924, nhà thờ Hạnh Thông Tây là một nhà thờ cổ nổi tiếng Sài Gòn do ông Lê Phát An (1868 - 1946) bỏ tiền ra xây dựng. Ông Lê Phát An là con của ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt -
một trong bốn đại điền chủ nổi tiếng nhất Nam Bộ thời đó.
Nhà thờ này cũng là nơi an nghỉ của vợ chồng ông bà Lê Phát An, tương tự nhà thờ Huyện Sỹ là nơi an nghỉ của cha mẹ ông là ông bà Lê Phát Đạt.
Khu mộ tượng cổ của đại gia Sài Gòn xưa Lê Phát An và người vợ nằm đối diện nhau ở hai bên thánh đường nhà thờ, phía trước cung Thánh.
Mộ tượng cổ của ông Lê Phát An có bức tượng bằng cẩm thạch của người vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông.
Còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài qùy phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.
Giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An rất mang tính "Nam Bộ".
Hai cụm mộ tượng cổ được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động, đặc biệt là rất giàu cảm xúc.
Từng chi tiết của hai cụm tượng toát lên vẻ đẹp của phong cách điêu khắc Phục Hưng.
Nghệ nhân thực hiện mộ tượng ở nhà thờ Hạnh Thông Tây là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp A.Contenay và P Ducuing.