Từ cuối thế kỷ 19, chính quyền thuộc địa đã chọn Hải Phòng xây dựng cảng biển cùng tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội, Lào Cai. Một loạt cầu thép được xây trên tuyến xe lửa này, trong đó có cầu Quay Hải Phòng.Cây cầu này bắc qua sông Tam Bạc, được khởi công năm 1901. Sau một năm thi công thì cây cầu hoàn thành.Cầu Quay được xây bằng dầm thép, có 2 nhịp và 3 khoang thông thuyền, phục vụ cho cả đường bộ và đường sắt.Để không gây trở ngại cho các tàu thuyền qua lại trên sông, các kỹ sư người Pháp thiết kế nhịp giữa cầu có thể quay ngang 90 độ. Đó chính là nguồn gốc tên gọi cầu Quay.Những năm đầu, cầu được điều khiển thủ công bởi 5-6 công nhân người Việt. Họ sử dụng hệ thống ròng rọc để quay cả một nhịp cầu dài khoảng 50 mét, nặng cả trăm tấn.Sau một thời gian, việc vận hành được thực hiện bằng động cơ điện. Nhưng cầu vẫn có thể được vận hành bằng tay nếu cần thiết.Trong các năm 1966-1967, nhằm ngăn chặn miền Bắc tiếp nhận xăng dầu, vũ khí, đạn dược từ nước ngoài qua cảng Hải Phòng và từ đây chi viện cho chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã đánh phá ác liệt thành phố cảng này bằng đường không.Hàng nghìn tấn bom đạn trút xuống Hải Phòng khiến nhiều cây cầu bị trúng bom đổ sập hoặc hư hỏng, trong đó có cầu Quay.Sau biến cố này, cầu Quay được sửa lại nhưng không bao giờ quay được nữa. Ngày nay, cây cầu đã trở thành một biểu tượng lịch sử của thành phố cảng Hải Phòng. Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Từ cuối thế kỷ 19, chính quyền thuộc địa đã chọn Hải Phòng xây dựng cảng biển cùng tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội, Lào Cai. Một loạt cầu thép được xây trên tuyến xe lửa này, trong đó có cầu Quay Hải Phòng.
Cây cầu này bắc qua sông Tam Bạc, được khởi công năm 1901. Sau một năm thi công thì cây cầu hoàn thành.
Cầu Quay được xây bằng dầm thép, có 2 nhịp và 3 khoang thông thuyền, phục vụ cho cả đường bộ và đường sắt.
Để không gây trở ngại cho các tàu thuyền qua lại trên sông, các kỹ sư người Pháp thiết kế nhịp giữa cầu có thể quay ngang 90 độ. Đó chính là nguồn gốc tên gọi cầu Quay.
Những năm đầu, cầu được điều khiển thủ công bởi 5-6 công nhân người Việt. Họ sử dụng hệ thống ròng rọc để quay cả một nhịp cầu dài khoảng 50 mét, nặng cả trăm tấn.
Sau một thời gian, việc vận hành được thực hiện bằng động cơ điện. Nhưng cầu vẫn có thể được vận hành bằng tay nếu cần thiết.
Trong các năm 1966-1967, nhằm ngăn chặn miền Bắc tiếp nhận xăng dầu, vũ khí, đạn dược từ nước ngoài qua cảng Hải Phòng và từ đây chi viện cho chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã đánh phá ác liệt thành phố cảng này bằng đường không.
Hàng nghìn tấn bom đạn trút xuống Hải Phòng khiến nhiều cây cầu bị trúng bom đổ sập hoặc hư hỏng, trong đó có cầu Quay.
Sau biến cố này, cầu Quay được sửa lại nhưng không bao giờ quay được nữa. Ngày nay, cây cầu đã trở thành một biểu tượng lịch sử của thành phố cảng Hải Phòng.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.